Sức khỏe
[ Đăng ngày (21/11/2022) ]
|
Đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sẹo quá phát bằng tiêm Triamcinolone tại bệnh viện Trường đại học Y dược Cần Thơ
|
|
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Văn Lâm, Lý Quang Huy, Võ Thị Hậu, Phạm Thanh Thảo, Nguyễn Kỳ Nam, Hà Thị Thảo Mai - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị sẹo quá phát bằng tiêm Triamcinolone.
|
Sẹo quá phát gây nên những hậu quả quan trọng về mặt thẩm mỹ cũng như khía cạnh tâm lý. Các biện pháp như tiêm thuốc nội sẹo có đóng góp to lớn trong nâng cao hiệu quả điều trị. Nghiên cứu Mô tả đặc điểm hình thái, phân loại và đánh giá kết quả điều trị sẹo quá phát bằng tiêm Triamcinolone. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 80 bệnh nhân sẹo quá phát được điều trị tiêm Triamcinolone nội sẹo từ 5/2018 đến 5/2021 tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tổng số bệnh nhân là 80 với tỷ lệ nam/nữ là 1/1,05 và 75% đang ở độ tuổi từ 15-35. Tổng cộng có 129 vết sẹo, tuổi sẹo >1 năm chiếm 83%, 64% là sẹo lồi còn lại 36% sẹo phì đại. Sẹo thường phân bố ở vùng thân mình chiếm 53,5% nhất là vùng thành ngực trước. Nguyên nhân gây sẹo được xác định thì chấn thương và mụn trứng cá chiếm tỷ lệ lần lượt là 24% và 23%, còn lại đa phần là sẹo tự phát chiếm 49%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là sẹo gây ngưá và đau với mức độ từ nhẹ đến vừa; sẹo có kích thước >5cm có triệu chứng cơ năng nhiều hơn sẹo <5cm. Trước điều trị điểm theo thang điểm Vancouver VSS trung bình: 6,55±2,13. Sau điều trị 24 tuần, 96,7% bệnh nhân cải thiện hoàn toàn triệu chứng ngứa, đau cải thiện hoàn toàn ở 75% bệnh nhân, 25% bệnh nhân còn đau ít. Sau điều trị điểm thang điểm Vancouver VSS trung bình: 2,55±1,81 (p<0,05). Tác dụng phụ: Ghi nhận có 3,75% bệnh nhân teo da, 3,75% bệnh nhân có mất sắc tố, 13,75% bệnh nhân có giãn mạch tại thời điểm tuần thứ 24.
Tiêm Triamcinolone nội thương tổn nên được dùng như là phương thức đầu tay để điều trị sẹo quá phát. |
ltnanh
Theo Tạp chí Y dược học Cần Thơ – số 47/2022 |