Tự nhiên [ Đăng ngày (28/04/2025) ]
Gần 1/6 diện tích đất nông nghiệp toàn cầu bị nhiễm kim loại nặng
Nghiên cứu mới công bố trên Science tiết lộ gần 17% diện tích đất trồng trọt trên toàn cầu đang bị ô nhiễm bởi 7 loại kim loại nặng: arsenic, cadmium, cobalt, crôm, đồng, niken và chì.

“Hành lang giàu kim loại” được phát hiện trong nghiên cứu. Ảnh: Phys.org

Nghiên cứu mới công bố trên Science tiết lộ gần 17% diện tích đất trồng trọt trên toàn cầu đang bị ô nhiễm kim loại nặng. Bằng cách kết hợp học máy với tập dữ liệu gồm 796.084 mẫu đất từ 1.493 nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đánh giá hệ thống về mức độ ô nhiễm đất toàn cầu bởi 7 kim loại độc hại: arsenic, cadmium, cobalt, crôm, đồng, niken và chì. Đây là một trong những nỗ lực lập bản đồ ô nhiễm đất toàn cầu toàn diện nhất cho đến nay.

Nghiên cứu phát hiện một “hành lang giàu kim loại” kéo dài từ Nam Âu, qua Trung Đông, đến Nam Á - những khu vực có hoạt động nông nghiệp đan xen với lịch sử khai khoáng, công nghiệp và quản lý yếu kém.

Một số kim loại nặng như kẽm và đồng là vi chất dinh dưỡng thiết yếu với lượng nhỏ. Tuy nhiên, các kim loại như arsenic, cadmium, thủy ngân và chì lại có độc tính cao ngay cả ở nồng độ thấp.

Kim loại nặng không phân hủy mà tồn tại trong đất hàng thập kỷ. Khi cây trồng phát triển, chúng hấp thụ dinh dưỡng từ đất, nước và đôi khi cả chất ô nhiễm. Theo thời gian, chúng tích tụ trong cơ thể, gây ra các bệnh mãn tính mà có thể mất nhiều năm mới biểu hiện. Phơi nhiễm lâu dài với arsenic, cadmium hoặc chì có liên quan đến ung thư, tổn thương thận, loãng xương và rối loạn phát triển ở trẻ em.

Jagannath Biswakarma, nhà nghiên cứu tại Viện Môi trường Cabot, ĐH Bristol (Anh), cho rằng cần có các đánh giá đáng tin cậy về đất và nước bị ô nhiễm, đặc biệt trong các hệ thống canh tác nhỏ và dễ tổn thương. Việc giảm phơi nhiễm đòi hỏi đầu vào nông nghiệp sạch hơn, tưới tiêu cải tiến, và quản lý tốt hơn các khu công nghiệp cũ. Quan trọng không kém là trao quyền cho cộng đồng bằng cách cung cấp thông tin và công cụ để họ có thể canh tác an toàn.

Nguồn: Phys.org

Tin đăng KH&PT số 1341 (số 17/2025)

Trà My và nhóm tác giả lược dịch
Theo khoahocphattrien.vn (nthang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Thực trạng theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp
Theo dõi huyết áp tại nhà ngày càng được khuyến cáo rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế. Vì thế, các tác giả Mai Thanh Hải, Võ Nguyên Trung, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thương thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2 và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->