Cơ khí [ Đăng ngày (25/05/2024) ]
NASA: Sẽ có đường sắt đầu tiên trên mặt trăng vào năm 2030?
Điểm nổi bật của công nghệ này là các đường ray không cố định. Chúng được trải trực tiếp lên đá regolith trên mặt trăng.

Dự án có tên là FLOAT (Flexible Levitation on a Track), có nghĩa là “Linh hoạt trên đường ray” sẽ là hệ thống đường sắt được vận hành trên mặt trăng. Mục tiêu là di chuyển trọng tải đến và đi từ khu vực hạ cánh của tàu vũ trụ đến căn cứ và vận chuyển đá mặt trăng (regolith) từ địa điểm khai thác đến nơi để xây dựng. FLOAT đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động hàng ngày của căn cứ trên mặt trăng vào những năm 2030.

Điểm nổi bật của công nghệ này là các đường ray không cố định. Chúng được trải trực tiếp lên đá regolith trên mặt trăng. Robot bay di chuyển trên đường ray, không có bánh xe. Đây là một lợi thế vì không phải đối mặt với lớp đất đá sắc nhọn và sát thương của mặt trăng.

Rãnh màng linh hoạt được làm bằng một lớp than chì cho phép bay lên bằng từ tính, trong khi mạch linh hoạt tạo ra lực đẩy điện từ. Lớp thứ ba là một tấm pin mặt trời nên khi có ánh sáng mặt trời, hệ thống không cần đến năng lượng bên ngoài.

Mặc dù các robot có thể có kích cỡ khác nhau nhưng nhóm nghiên cứu ước tính rằng 100 tấn vật liệu có thể được di chuyển nhiều km mỗi ngày trên mặt trăng.

FLOAT là một trong sáu dự án Khái niệm Tiên tiến Sáng tạo (NIAC) của NASA đã chuyển sang giai đoạn II. FLOAT giai đoạn II sẽ tập trung vào thiết kế và sản xuất phiên bản thu nhỏ để thử nghiệm trên môi trường tương tự như mặt trăng.

Những dự án này đã nhận được kinh phí 600.000 USD để tiếp tục nghiên cứu tính khả thi. Người đứng đầu dự án FLOAT là Ethan Schaler, từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA.

Nếu khả thi, đây có thể là cơ sở hạ tầng quan trọng trên mặt trăng ngay sau những năm 2030.

Hải Đăng (T/h)
Theo moitruongvadothi.vn (tnttrang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Công nghệ mới  
 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học học phần “Cad trong kỹ thuật” theo dự án cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Trường Đại học Vinh
Trong xu hướng hội nhập và phát triển của nền giáo dục nói chung và của đào tạo bậc đại học nói riêng, việc liên tục đổi mới các phương pháp giảng dạy để mang lại hiệu quả tốt nhất là xu hướng tất yếu. Đối với chương trình đào tạo của bậc đại học, các học phần dạy học dự án là các học phần trọng điểm được chú ý đầu tư cả về đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất. Với mục đích hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo và đa dạng hóa cách thức triển khai học phần dạy học dự án CAD trong kỹ thuật theo đặc thù của ngành đào tạo Công nghệ Kỹ thuật ô tô, bài báo đã đánh giá các nội dung của học phần và đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm thích nghi với tính chất đặc thù của lĩnh vực đào tạo Kỹ thuật ô tô và nâng cao chất lượng đào tạo, bao gồm: Nâng cao nhận thức cho giảng viên và sinh viên về dạy học dự án; Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giảng viên; Đa dạng hóa phương thức tổ chức dạy học; Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->