Ảnh minh họa
Ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim và dẫn đến tử vong ở trẻ em Mỹ, tuy nhiên tỷ lệ sống ở trẻ đã tăng lên đáng kể so với tỷ lệ sống 5 năm sau chẩn đoán là 58,1 % từ năm 1975-1977 đến 83,1 % từ năm 2003-2009.
"Nghiên cứu cho thấy những trẻ em mắc bệnh ung thư còn sống phải đối mặt với bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác sau điều trị nhiều năm" theo Donald R. Dengel, tiến sĩ, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư về vận động học tại Trường Đại học Minnesota ở Minneapolis, Mỹ. "Tuy nhiên, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xem xét việc điều trị ung thư ở giai đoạn tuổi ấu thơ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Dengel và các cộng sự đã đánh giá tính chất xơ cứng, độ dày và chức năng của động mạch ở 319 trẻ em trai và gái Mỹ (tuổi từ 9-18), còn sống sau điều trị ung thư. Những người tham gia đã sống 5 năm trở lên kể từ khi chẩn đoán ung thư ban đầu. So sánh những trẻ còn sống với 208 trẻ không được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra:
Bệnh tim xảy ra sớm hơn dự kiến như suy giảm chức năng động mạch, có nhiều khả năng trẻ còn sống sót sau ung thư.
Trẻ em mắc bệnh ung thư còn sống đã giảm 9% sức khỏe động mạch sau khi đã điều trị hóa trị liệu so với nhóm trẻ không mắc bệnh ung thư.
"Với nguy cơ gia tăng này, trẻ em còn sống sau ung thư nên thay đổi lối sống để giảm nguy cơ tim mạch” theo Dengel. "Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang quản lý phương pháp hóa trị liệu điều trị ung thư ở trẻ em cần phải theo dõi các yếu tố nguy cơ tim mạch ngay sau khi hoàn tất điều trị ung thư cho bệnh nhân".
Trẻ em trong nghiên cứu này chủ yếu là trẻ em da trắng, vì vậy những phát hiện có thể không áp dụng đối với các nhóm trẻ em thuộc các nhóm chủng tộc khác nhau, theo Dengel.
"Và do sự khác biệt trong phác đồ điều trị ung thư ở trẻ em, chúng tôi không thể cho rằng sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng của mạch máu với hóa trị liệu". |