Cơ khí [ Đăng ngày (05/08/2013) ]
Tàu phá băng theo nguyên lý mới
Tại nhà máy Arctech (Phần Lan), các kỹ sư đang chỉ đạo đóng một con tàu phá băng theo nguyên lý mới, không chỉ tịnh tiến về phía trước mà có thể quay xiên, mở chếch sang hai bên 30 độ so với trục để phá băng, nhờ đó chiều ngang tuyến hải hành được mở rộng hơn, thuận lợi cho giao thông trên Biển Bắc.

Sơ đồ phá băng nguyên lý mới, tàu không đối xứng mở luồng 50m.

Tàu phá băng thông thường ít nhất phải nặng 1.000 tấn, mũi tàu vát, tạo thành góc 20-35 độ so với mặt nước, giúp nó “bò” trườn lên mặt băng, dùng sức nặng ép vụn băng ra. Với lớp băng tương đối chắc, tàu thường lùi về phía sau mở hết công suất máy lao vào, dùng động năng và trọng lượng nghiền vụn… Thông thường tàu loại cũ chỉ mở kênh rộng khoảng 25 mét, quá hẹp cho các tàu container.

Tàu loại mới có tên NB 508 với cấu trúc thân không đối xứng độc đáo, dài 76,4m, rộng 20,5 m.

Tàu lắp 3 động cơ diesel xoay có tổng công suất 9 MW (được gắn bên thân trái), cùng động cơ đẩy truyền thống 7,5 MW. Nhờ đó, tàu quay trở dễ dàng sang các hướng linh hoạt, thậm chí lùi hoặc đi xiên vào khối băng từ góc 0-30 độ. Vì thân tàu không đối xứng, nên phía áp vào băng (bên phải) có dung tích lớn hơn, nước được bơm đầy vào đó, dằn thân tàu, khiến trọng lượng sinh động năng lớn, đè vụn khối băng.

Với nguyên lý này, tàu có thể phá lớp băng dày 60cm, khi tịnh tiến tàu vẫn phá được băng dày 1mét. Vì thế nó mở kênh rộng tới 50 mét mỗi lần, đủ cho tàu container lớn đi theo.

Thân tàu bất đối xứng có nhược điểm lớn là trọng tâm tàu không ổn định, tàu không cân bằng trên biển, lái tàu sẽ phải học cách điều khiển theo kiểu mất cân bằng. Điều quan trọng là phải biết điều khiển 3 động cơ đẩy, tạo lực cộng hưởng cao nhất để phá băng.

Tàu này còn cho phép tăng hiệu quả khắc phục sự cố tràn dầu, công suất hút-tách dầu đạt 900 mét khối một lần.

Tàu sẽ được vận hành trên Bắc Bán cầu đầu năm 2014.

Trần Văn
Theo Báo điện tử Chính phủ (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Công nghệ mới  
 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học học phần “Cad trong kỹ thuật” theo dự án cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Trường Đại học Vinh
Trong xu hướng hội nhập và phát triển của nền giáo dục nói chung và của đào tạo bậc đại học nói riêng, việc liên tục đổi mới các phương pháp giảng dạy để mang lại hiệu quả tốt nhất là xu hướng tất yếu. Đối với chương trình đào tạo của bậc đại học, các học phần dạy học dự án là các học phần trọng điểm được chú ý đầu tư cả về đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất. Với mục đích hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo và đa dạng hóa cách thức triển khai học phần dạy học dự án CAD trong kỹ thuật theo đặc thù của ngành đào tạo Công nghệ Kỹ thuật ô tô, bài báo đã đánh giá các nội dung của học phần và đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm thích nghi với tính chất đặc thù của lĩnh vực đào tạo Kỹ thuật ô tô và nâng cao chất lượng đào tạo, bao gồm: Nâng cao nhận thức cho giảng viên và sinh viên về dạy học dự án; Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giảng viên; Đa dạng hóa phương thức tổ chức dạy học; Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->