Nghiên cứu

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng bên cạnh hormone chống lão hóa truyền thống như retinoid và estrogen, còn nhiều hormone khác cũng có ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc, sắc tố và khả năng phục hồi của da.
Nghiên cứu gần đây của Đại học Minnesota cho thấy việc kết hợp gieo trồng cây bản địa với các nỗ lực loại bỏ cây xâm lấn có thể tạo ra chuyển biến tích cực trong cuộc chiến chống lại cây hắc mai gai (buckthorn). Đây là một trong những loài xâm lấn phổ biến nhất tại Minnesota, gây ra nhiều thiệt hại cho hệ sinh thái địa phương. Mỗi năm, tiểu bang chi hàng triệu đô la cho công tác loại bỏ loài cây này khỏi các cánh rừng và khu vực rừng, nhưng phần lớn các nỗ lực này chỉ mang lại kết quả tạm thời, vì cây hắc mai gai nhanh chóng tái lập sự thống trị trong những năm tiếp theo.
Bạn đã bao giờ tự hỏi cây của mình có bị khô và mất nước hay không, hoặc bạn có tưới đủ nước cho cây không? Thời gian tới, những người nông dân và những người yêu thích cây xanh sẽ có cách để nhận biết tình trạng sức khỏe của cây một cách chính xác và kịp thời, nhờ vào các cảm biến tiên tiến đang được nghiên cứu và phát triển.
Nghiên cứu mới đây trên tạp chí Nature Food đã chỉ ra rằng hàng tấn carbon dioxide (CO2) có thể được thu giữ từ môi trường nước trong khi đồng thời loại bỏ các hợp chất lưu huỳnh độc hại ra khỏi các trang trại nuôi cá. Các nhà khoa học đang khám phá một mô hình thu giữ carbon mới trong điều kiện nước ít oxy, như trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Mô hình này không chỉ giúp giảm lượng CO2 trong khí quyển mà còn đóng góp vào việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của việc nuôi cá đối với môi trường.
Cây xanh đô thị đã được công nhận rộng rãi về những lợi ích mà chúng mang lại cho môi trường và sức khỏe tâm lý của cư dân thành phố. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học xã hội tại Đại học Utah cho thấy rằng cây xanh cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, với sự mất mát cây xanh tác động không đồng đều đến học sinh, đặc biệt là những em từ các gia đình có thu nhập thấp.
Hoài sơn được sử dụng rộng rãi như một loại cây thực phẩm và thảo dược ở các nước châu Á. Nghiên cứu thực hiện bởi Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Quỳnh Nga, Nguyễn Thị Phương, Trịnh Văn Vượng, Nguyễn Thị Hương, Trần Thị Lan thuộc Viện Dược liệu tập trung giám định tên khoa học và đánh giá chất lượng (hoạt chất allantoin) của các mẫu Hoài sơn thu thập tại tỉnh Đắk Lắk nhằm tìm kiếm các dữ liệu nhận biết và khuyến cáo loài Hoài sơn phù hợp cho phát triển tại nơi này và các khu vực có điều kiện tương tự. Trong nghiên cứu, tổng số 4 mẫu Hoài sơn thu thập ở tỉnh Đắk Lắk được giám định và đánh giá hoạt chất. Thí nghiệm áp dụng phương pháp hình thái so sánh để xác định tên khoa học các mẫu thu thập.
Nghiên cứu: “Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) nuôi thâm canh trong bể ở các mật độ khác nhau” do nhóm tác giả: Ngô Thị Thu Thảo, Phan Nguyên Thùy Trang, Lê Văn Bình – Trường Thủy Sản, Đại học Cần Thơ thực hiện.
Nghiên cứu: “Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn và mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Ngạnh Cranoglanis bouderius nuôi thương phẩm trong lồng trên sông” do nhóm tác giả: Nguyễn Hải Sơn, Võ Văn Bình – Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc thực hiện.
Nghiê cứu: “Đánh giá khả năng ức chế của Nano bạc plasma đối với Streptococus agalactiae gây bệnh trên cá rô phi và hiệu quả khử trùng trong phác đồ điều trị thực nghiệm” do nhóm tác giả: Trương Đình Hoài, Đặng Thị Hóa – Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Đặng Hữu Anh, Nguyễn Thị Hương Giang – Khoa thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Vũ Thị Hảo -Viện nghiên cứu công nghệ plasma thực hiện.
Các nhà khoa học đã tiến hành biến đổi gen mía và lúa miến để tận dụng hiệu quả lượng carbon dioxide (CO2) ngày càng tăng trong khí quyển, từ đó cho phép những loại cây trồng này phát triển lớn hơn. Họ tập trung vào enzyme Rubisco, enzyme chủ yếu mà thực vật sử dụng để thu nhận CO2 trong quá trình quang hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Rubisco có thể sử dụng oxy thay thế cho CO2, gây ra sự giảm hiệu quả trong quá trình quang hợp và làm chậm sự phát triển của thực vật.
Nghiên cứu mới  
 
Thực trạng theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp
Theo dõi huyết áp tại nhà ngày càng được khuyến cáo rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế. Vì thế, các tác giả Mai Thanh Hải, Võ Nguyên Trung, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thương thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2 và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->