Nghiên cứu

Trận động đất lớn tiếp theo không phải là mối đe dọa duy nhất đối với vùng Tây Bắc Thái Bình Dương.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Florida (USF) đang phát triển một loại "cocktail" probiotic có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer bằng cách cải thiện sức khỏe đường ruột. Loại cocktail này chứa nhiều chủng vi khuẩn có lợi, được thiết kế để điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó ảnh hưởng tích cực đến chức năng não bộ và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh đã phát hiện rằng một loại nấm sợi sống trong đường ruột người, có tên Fusarium foetens, có khả năng đảo ngược bệnh viêm gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa (MASH) ở chuột. Phát hiện này mở ra hướng đi mới cho các liệu pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ dựa trên hệ vi sinh vật đường ruột.
Một nghiên cứu mới do Đại học Y Vienna (MedUni Vienna) dẫn đầu đã phát hiện rằng thuốc điều trị tiểu đường pioglitazone có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt bằng cách tác động đến protein PPARγ. Phát hiện này mở ra hướng đi mới trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng cách sử dụng các loại thuốc đã có sẵn.
Một nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Northwestern và Đại học Pennsylvania dẫn đầu đã phát hiện rằng các biến thể di truyền phổ biến có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ suy tim, bên cạnh các biến thể hiếm đã được biết đến trước đó. Nghiên cứu này, được công bố trên tạp chí Nature Genetics đã phân tích dữ liệu di truyền từ hơn 207.000 người mắc suy tim và hơn 2 triệu người không mắc bệnh, qua đó xác định 176 biến thể di truyền mới có liên quan đến nguy cơ suy tim.
Các tác giả Lâm Diễm Phương - Bộ môn Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh và Lê Văn Phước - Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh ung thư tuyến tiền liệt trên cộng hưởng từ đa thông số.
Tác giả Từ Thị Huyền Trang - Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu khi các bệnh nhân đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh bằng thang đo mô phỏng trực quan VAS, thang đo mức độ trầm trọng hóa đau PCS, bảng câu hỏi đánh giá mức độ trầm cảm PHQ-9 và bảng câu hỏi đánh giá mức độ lo âu GAD-7 với mục tiêu: (1) Xác định trung bình cường độ đau, mức độ trầm trọng hóa đau, mức độ trầm cảm và mức độ lo âu trên bệnh nhân RLTDH trên bệnh nhân RLTDH qua thang đo VAS, thang đo PCS, bảng câu hỏi PHQ-9 và bảng câu hỏi GAD-7 và (2) Xác định tương quan giữa các yếu tố cường độ đau, mức độ trầm trọng hóa đau, mức độ trầm cảm và mức độ lo âu trên bệnh nhân RLTDH.
Nhằm xác định tình trạng lo âu của người bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lo âu trước phẫu thuật thẩm mỹ giúp Thầy thuốc nắm bắt tâm lý, tư vấn phù hợp, các tác giả Trương Thị Tú Anh, Vũ Hữu Thịnh, Nguyễn Thị Quỳnh Châu, Nguyễn Thị Ngọc Hậu, Nguyễn Thị Hồng Gấm, Nguyễn Anh Tuấn - Khoa Tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Xác định số điểm lo âu và các yếu tố liên quan ở phụ nữ trước phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực bằng túi độn ngực.
Các tác giả Đặng Nguyễn Trung An, Trần Thái Hoàng, Trương Thị Phương Thảo - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của u dạng nang thanh dịch ở tụy trên hình chụp cắt lớp vi tính.
Theo dõi huyết áp tại nhà ngày càng được khuyến cáo rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế. Vì thế, các tác giả Mai Thanh Hải, Võ Nguyên Trung, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thương thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2 và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Trước 1 [2] 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp
Nghiên cứu mới  
 
Thực trạng theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp
Theo dõi huyết áp tại nhà ngày càng được khuyến cáo rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế. Vì thế, các tác giả Mai Thanh Hải, Võ Nguyên Trung, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thương thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2 và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->