Nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 05 năm 2022 nhằm đánh giá hiện trạng canh tác, hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của các mô hình nông lâm kết hợp tại khu vực Núi Dài, dãy núi rộng nhất thuộc vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang.
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 3 năm 2022, tại Bệnh viện Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM với mục tiêu phân lập và phân tích di truyền của vi rút Tembusu (flavivirus) bằng phôi trứng vịt.
Khả năng sinh enzyme phân cắt fucoidan của vi sinh vật biển được sàng lọc bởi phương pháp đĩa thạch fucoidan.
Nghiên cứu cho thấy bề mặt lớp băng phủ hồ Yellowstone không thay đổi mặc dù nhiệt độ đang tăng.
Tại tỉnh Hà Giang, một loài mới đã được phát hiện và được đặt tên là Dichocarpum hagiangense L.K. Phan & V.T. Pham. Loài này được miêu tả có thân rễ ngắn, lá kép (2) 3 lá chét hoặc lá đơn, và hoa màu hồng tím. Đặc biệt, đài hoa của loài này có kích thước lớn với màu hồng tím nổi bật, trong khi cánh hoa lại nhỏ hơn nhiều.
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn ở Việt Nam qua góc nhìn của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Để thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) phát triển và đóng góp nhiều hơn trong thời gian tới cần quan tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là các vấn đề về: cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST; tài chính cho hoạt động KH,CN&ĐMST; sử dụng hiệu quả các quỹ khoa học và công nghệ (KH&CN) của địa phương, doanh nghiệp... Đây cũng là những vấn đề chính được nêu ra và thảo luận tại Hội nghị Giám đốc Sở KH&CN toàn quốc do Bộ KH&CN tổ chức, ngày 15/03/2024 tại Hà Nội.
Nhóm các nhà nghiên cứu Lưu Tiến Thuận, Đinh Thị Mỹ Phượng và Nguyễn Thu Nha Trang (Đại học Cần Thơ) đã thực hiện bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhằm chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng và đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển thị trường cho nhóm sản phẩm này.
GS.TS. Vũ Đình Thống và các nhà khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ghi nhận được 26 loài dơi thuộc 12 giống, 7 họ sinh sống trong một số hang động ở Việt Nam (bao gồm 18 loài thuộc 7 giống, 6 họ ở Khu Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An; 21 loài thuộc 9 giống, 6 họ trong Vườn Quốc gia Cúc Phương; 16 loài thuộc 8 giống, 5 họ tại Vườn Quốc gia Cát Bà). Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật, quản lý đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái và nhiều lĩnh vực khác.
Các nhà khoa học Viện Khoa học vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã làm chủ công nghệ chế tạo màng phủ TiN bằng phương pháp phún xạ magnetron trên nền hợp kim titan y sinh (Ti6Al4V) và ứng dụng kỹ thuật xử lý siêu âm bề mặt để nâng cao tính chất của màng phủ TiN.
Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->