Nghiên cứu [ Đăng ngày (15/03/2025) ]
Đặc điểm chuyển viện và điều trị ban đầu ở trẻ tử vong trong 24 giờ đầu tại khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1
Nghiên cứu do nhóm tác giả Phùng Nguyễn Thế Nguyên và cộng sự đã thực hiện để đánh giá tình trạng chuyển viện và mô tả các biện pháp điều trị cấp cứu ban đầu ở bệnh nhi tử vong trong 24 giờ đầu tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu này tiến hành hồi cứu trên 116 bệnh nhi dưới 16 tuổi đã tử vong trong 24 giờ đầu tại Khoa Cấp cứu, từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023. Kết quả đã cung cấp cái nhìn rõ ràng về tình trạng chuyển viện và các can thiệp y tế trước khi chuyển bệnh nhi đến cơ sở y tế.

Kết quả nghiên cưu cho thấy, trong số 116 bệnh nhi, có 58 bệnh nhi (chiếm 50%) được chuyển đến từ các cơ sở y tế khác. Tất cả 58 trường hợp này đều đã được can thiệp điều trị trước khi chuyển viện. Đáng chú ý, 57 trong số 58 bệnh nhi (98,3%) có nhân viên y tế đi cùng để hỗ trợ trong quá trình chuyển viện, và 35 trường hợp (60,3%) có tình trạng lâm sàng ổn định trước khi chuyển, nhưng tỷ lệ chuyển viện an toàn chỉ đạt 43,1%. Tại thời điểm nhập viện, các vấn đề sức khỏe cần chú ý gồm suy hô hấp (94,8%), sốc (90,5%), và rối loạn tri giác (87,1%). Tất cả bệnh nhi đều đã được hỗ trợ hô hấp, trong đó 87,9% cần thông khí xâm lấn qua nội khí quản và 60,3% cần hồi sức tim phổi.

Nghiên cứu nhấn mạnh rằng tỷ lệ chuyển viện an toàn hiện còn thấp, cho thấy cần thiết phải ổn định tình trạng lâm sàng của bệnh nhi trước khi chuyển viện. Cần có thêm đào tạo cho nhân viên y tế về kỹ năng xử trí biến cố trong quá trình chuyển viện, cũng như tăng cường khả năng nhận diện và xử lý sớm các tình trạng cấp cứu như suy hô hấp, sốc và rối loạn tri giác tại những bệnh viện tuyến cuối. Những biện pháp này có thể góp phần nâng cao chất lượng điều trị và giảm thiểu tình trạng tử vong ở trẻ em trong các tình huống khẩn cấp.

nnttien
Theo Tạp chí Y học Việt Nam, 547(1)/2025
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Thực trạng theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp
Theo dõi huyết áp tại nhà ngày càng được khuyến cáo rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế. Vì thế, các tác giả Mai Thanh Hải, Võ Nguyên Trung, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thương thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2 và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->