Ảnh minh họa
Đối với các bệnh nhân này, việc điều trị được cá thể hóa thông qua việc xác định đường mổ và kích thước mở xương phù hợp với tổn thương, trong đó có 20 bệnh nhân được thực hiện mở xương sọ nhỏ hơn hoặc bằng 5 cm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 28,17 ± 17,82, với phần lớn là nam giới (78,13%) và nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông (78,13%). Chỉ có 15,63% bệnh nhân có điểm Glasgow Coma Scale (GCS) ≤ 8 điểm trước phẫu thuật, và 85,84% bệnh nhân được phẫu thuật trong vòng 24 giờ sau chấn thương. Tỷ lệ điều trị thành công, với điểm Glasgow Outcome Scale (GOS) từ 4-5, đạt 93,75%. Các yếu tố lâm sàng quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị bao gồm điểm GCS, tình trạng giãn đồng tử và thể tích khối máu tụ.
Đối với nhóm 20 bệnh nhân mở xương ≤ 5 cm, 100% có điểm GCS > 8, với độ rộng máu tụ trung bình là 6,30 ± 1,01 cm và thể tích máu tụ trung bình là 33,91 ± 11,03 cm³. Tất cả bệnh nhân trong nhóm này đều có điểm GOS là 5 khi ra viện, cho thấy hiệu quả điều trị tốt. Hình ảnh CT sọ não sau mổ cho thấy độ dày máu tụ còn lại trung bình là 3,99 ± 3,15 mm với độ lệch đường giữa trung bình là 0,40 ± 1,05 mm, thấp hơn so với nhóm mở xương > 5 cm. Vì vậy, việc tổ chức cấp cứu và phẫu thuật sớm là quan trọng, và cần theo dõi tình trạng tri giác và các dấu hiệu thần kinh khác để có phương án điều trị cá thể hóa, nhằm đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân. |