Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (27/02/2025) ]
Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) nuôi thâm canh trong bể ở các mật độ khác nhau
Nghiên cứu: “Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) nuôi thâm canh trong bể ở các mật độ khác nhau” do nhóm tác giả: Ngô Thị Thu Thảo, Phan Nguyên Thùy Trang, Lê Văn Bình – Trường Thủy Sản, Đại học Cần Thơ thực hiện.

Ốc bươu đồng là loài ốc bản địa phân bổ ở các thủy vực nước ngọt chủ yếu là ở ao và mươn vườn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Loài ốc này hiện nay được nuôi với các mô hình khác nhau như trong ao đất, trong mươn vườn, bể xi măng và bể lót bạt. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về ương giống và nuôi thương phẩm loài ốc này, tuy nhiên nghiên cứu về mật độ nuôi thích hợp trong nuôi ốc thâm canh chưa được thực hiện.

Tăng mật độ nuôi là một trong những biện pháp kỹ thuật để tận dụng tối đa hiệu quả của hệ thống nuooi nhằm mục đích là tăng năng suất đối tượng nuôi. Mật độ nuôi tăng cao quá mức sẽ dẫn đến hạn chế về không gian sống, cạnh tranh về thức ăn nên có khả năng làm giảm sinh trưởng của đối tượng nuôi. Mặt khác khi mật độ nuôi tăng lên sẽ tăng sự tương tác giữa cá thể trong quần thể. Ở mật độ cao các cá thể sẽ gặp khó khan trong sự di chuyển và tìm kiếm thức ăn dẫn đến sự gia tăng về phân hóa kích cỡ làm cho những cá thể nhỏ bị kìm hãm sự tăng trưởng bởi những cá thể lớn hơn. Mật độ nuôi là một trong những yếu tố kỹ thuật cần quan tâm nhằm đạt được kết quả cao hơn về năng suất và hiệu quả kinh tế. Trong khoản cho phép về mật độ nếu có thể di trì các yếu tố về môi trường phù hợp giảm thiểu các áp lực cạnh tranh mà vẫn duy trì sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và đạt năng suất cao là đều cần được quan tâm. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ khác nhau, xác định mật độ nuôi ốc bươu đồng khi nuôi thâm canh trong bể.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của mật độ nuôi khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita). Ốc nuôi ở mật độ: 250,500 và 750 con/ml mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Khối lượng và chiều cao ban đầu của ốc là giống là 0,08g và 6,77mm. Sau 90 này, tỷ lệ sống của ốc đều > 80% và khác biệt không  có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P>0,05). Trung bình khối lượng ốc đạt cao nhất ở mật độ 250 con/m2 (8,62g) cao hơn rõ rệt (P<0,05) khối lượng nuôi ốc ở mật độ 500 con/m2 (4,99g) và 750 con/m2 (4,68g). Sinh khối của ốc đạt kết quả cao nhất ở nghiệm thức 750 con/m2 (2,95 kg/m2), tuy nhiên tỷ lệ phân hóa vầ khôi lượng rất cao ở nghiệm thức này (37,8%) và số cá thể đạt kích cỡ nhỏ chiếm tỷ lệ lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ nuôi từ 250 đến 750 con/m2 không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ốc bươu đồng sau 90 ngày nuôi, tuy nhiên mật độ nuôi càng cao thì tốc độ sinh trưởng của ốc càng chậm và tỷ lệ ốc đạt kích cỡ thương phẩm sẽ giảm đi


ntdinh
Theo Tạp chí khoa học nông nghiệp Việt Nam số 9/2024
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Thực trạng theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp
Theo dõi huyết áp tại nhà ngày càng được khuyến cáo rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế. Vì thế, các tác giả Mai Thanh Hải, Võ Nguyên Trung, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thương thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2 và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->