Tự nhiên [ Đăng ngày (15/02/2025) ]
Nghiên cứu xác định các thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của trà xanh (camellia sinensis) trồng ở Nghệ An
Trà xanh (Camellia sinensis) hay còn gọi là chè xanh là loài thực vật phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng như một thức uống hàng ngày lâu đời với nhiều giá trị về sức khỏe

Trà xanh được coi là thích hợp cho bệnh nhân tăng huyết áp, mỡ máu cao, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch và tiểu đường. Các polyphenol, caffeine, theanine, polysaccharides và các thành phần khác được chiết xuất và tách ra từ trà xanh có tác dụng dược lý như chống ung thư, chống oxy hóa, bảo vệ hệ thần kinh và làm giảm đường huyết. Bên cạnh đó dịch chiết trà xanh còn thể hiện khả năng kháng khuẩn Vibrio parahaemolyticus và Vibrio harveyi. Trong đó, chủng vi khuẩn Vibrio harveyi là chuẩn vi khuẩn thường gây các bệnh nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy sản như tổn thương, mù mắt, viêm dạ dày ruột, hoại tử cơ, loét da và bệnh thối đuôi ở cá, là tác nhân gây bệnh phát sáng ở tôm, cua... với tỷ lệ chết bệnh cao

Trong nghiên cứu này, có 9 nhóm hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau được phát hiện trong trà xanh được trồng ở tỉnh Nghệ An, bao gồm ancaloit (22,01%), axit béo (16,96%), triterpenoid (15,14%), phenol (9,50%), terpene (9,43%), steroid (5,61%), ketone (4,79%), flavonoid (3,65%) và monoacylglycerol (1,96%). Đặc biệt, dịch chiết lá trà xanh có khả năng chống lại vi khuẩn Vibrio harveyi, nguyên nhân gây ra các bệnh nghiêm trọng ở động vật thủy sản như thương tổn, mù lòa, viêm dạ dày ruột, hoại tử cơ, loét da và thối đuôi ở cá, và là tác nhân gây ra bệnh phát sáng ở cá, tôm, cua... với tỷ lệ tử vong cao. Đường kính vòng kháng khuẩn được báo cáo trong phạm vi 10,82 mm và 16,52 mm ở nồng độ chiết xuất 200-500 ppm. Điều này minh họa vai trò và ứng dụng tiềm năng của dịch chiết trà xanh trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra cho động vật thủy sản, đặc biệt là bệnh phát sáng ở tôm.

nttvy
Theo Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 30, số 03/2024
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Thực trạng theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp
Theo dõi huyết áp tại nhà ngày càng được khuyến cáo rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế. Vì thế, các tác giả Mai Thanh Hải, Võ Nguyên Trung, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thương thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2 và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->