Những năm qua ngành chăn nuôi gà của Việt Nam đã tăng trưởng vượt trội. Năm 2016, tổng đàn gà của cả nước đạt 277,2 triệu con, sau 5 năm tăng 47,7% đạt 409,5 triệu con ở năm 2021 và sản lượng thịt gà đạt 1.464,9 nghìn tấn, tăng 97,6% so với năm 2016 (741 nghìn tấn) (Tổng cục Thông kê, 2022). Chiến lược phát triển chăn nuôi của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 là khai thác và phát triển bền vững nguồn gen gà bản địa, phát huy lợi thế và tạo sản phẩm đặc trưng của từng vùng (Bộ NN&PTNT, 2020). Trong sô' 21 giống gà bản địa có 18 giông được phép kinh doanh sản xuất tại Việt Nam, trong đó có giống gà Tiên Yên (Bộ NN&PTNT, 2018). Theo Nguyễn Quốc Nghi & cs. (2011) chi phí thức ăn chiếm 66,43% tổng chi phí nuôi gà thả vườn, vì vậy nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp sẽ góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế trong nuôi gà. Theo Phạm Tấn Nhã & cs. (2012) cho biết các giống gà khác nhau có sự sai khác đáng kể về lượng nitơ tích lũy từ thức ăn. Theo Nguyễn Đông Hải & Nguyễn Thị Kim Đông (2016) có thể sử dụng khô dầu đậu tương trong khẩu phần thức ăn cho gà Sao. Hồ Lê Quỳnh Châu & cs. (2021) cho biết mức bổ sung methionine ỏ mức 0,01% trong khẩu phần ăn đã cải thiện được 9,7% Ri lai so lô đối chứng không bổ sung methionine. Gà Tiên Yên là giống gà bản địa tại Tiên Yên, Quảng Ninh (Bọ NN&PTNT, 2016).
Theo kết quả khảo sát của nghiên cứu này, hiện nay người chăn nuôi nuôi gà Tiên Yên thương phẩm thường sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh để nuôi gà giai đoạn từ 1 đến 90 ngày tuổi, từ 91 ngày tuổi đến xuất bán, người chăn nuôi sử dụng khẩu phần ăn tự phốĩ trộn gồm ngô, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và cám gạo (Vũ Đình Tôn & cs., 2021). Khẩu phần thức ăn không cân đối và thời gian nuôi gà Tiên Yên thương phẩm kéo dài (đốỉ với gà mái từ 5 đến 6 tháng tuổi và gà trống thiến từ 8 đến 9 tháng tuổi) (Hoàng Xuân Trường, 2012). Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần ăn khác đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà Tiên Yên thương phẩm từ 13 tuần tuổi đến xuất bán.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần ăn khác nhau đến khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt của gà mái và gà trống thiến Tiên Yên. Công thức đối chứng (NH) sử dụng thức ăn phối trộn từ ba thành phần ngô, cám gạo và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Công thức thức ăn 1 (CT1) có 11 nguyên liệu (ngô, cám mạch, cám gạo, khô đậu tương, bột đá, muối và DCP, premix khoáng, methionine, lysine và threonine). Công thức thức ăn 2 (CT2) sử dụng 7 nguyên liệu của CT1 ngoại trừ DCP, methionine, lysine và threonine. Kết quả cho thấy so với NH, CT1 và CT2 đã cải thiện được khả năng sinh trưởng lần lượt 10,26% và 4,32% đối với gà trống thiến và đối với gà mái lần lượt 6,74% và 5,61%. Sử dụng CT1 và CT2 đã làm giảm mỡ bụng lần lượt 53,79% và 44,51% đối với gà trống thiến và giảm 44,63% và 21,78% đối với gà mái so với lô đối chứng. Cần tiếp tục nghiên cứu để rút ngắn thời gian nuôi gà Tiên Yên thương phẩm và giảm sự tích lũy mỡ bụng ở gà.
Khả năng sinh trưởng của gà Tiên Yên ở công thức thức ăn CT1 và CT2 đã cao hơn so với NH, lần lượt là 10,25% và 4,32% với gà trống thiến; 6,74% và 5,60% với gà mái. CT1 và CT2 đã làm giảm lượng mỡ bụng của gà trống thiến (53,79% 44,51%) và gà mái (39,81% và 21,78%) so vói lô NH. Chất lượng thịt không có sự sai khác giữa các công thức thức ăn thí nghiệm.
|