Y học cổ truyền có một lịch sử lâu dài. Đó là tổng hợp các tri thức, kỹnăng và thực hành trên cơ sở những lý thuyết, đức tin và kinh nghiệm bản địa của những nền văn hóa khác nhau, có thể giải thích được hoặc không, được sử dụng để duy trì sức khỏe, cũng như trong dự phòng, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị bệnh tật về thể chất và tinh thần (World Health Organization, 2023).
Cùng với sự phát triển và hiện đại hóa đất nước, đang có sự kết hợp mạnh mẽ giữa nền y học hiện đại và nền y học cổ truyền. Các nhà khoa học hiện đại đã vận dụng những kiến thức của nền y học cổ truyền về dược liệu cổ truyền, để điều chếra các chế phẩm thuần thiên nhiên nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người. Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh tác dụng của các phương thức chẩn trị, điều trị không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền. Hỗ trợ phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hoá các bài thuốc y học cổ truyền” (Ban Chấp hành Trung ương, 2017).
Tỷ lệ sử dụng y học cổ truyền tại tuyến xã chưa đạt so với chỉ tiêu của Chính sách Quốc gia về y học cổ truyền (Ban Chấp hành Trung ương, 2017). Vì thế, cần có những nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền tại các cơ sởy tế để có cơ sở lập kế hoạch trong tương lai. Do đó nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền và thuốc Dược liệu của người dân tại các cơ sở Y tế huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2022-2023, và đánh giá hiệu quả điều trị bằng thuốc y học cổ truyền và thuốc Dược liệu của người dân tại các cơ sở Y tế huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2022-2023. Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 1.600 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú có sử dụng thuốc y học cổ truyền từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023.
Qua thời gian thực hiện, kết quả: nghiên cứu cho thấy thuốc y học cổ truyền được chỉ định chiếm 73,3%, thuốc dược liệu chiếm 26,7%. Có 88% bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh và phục hồi tốt khi sử dụng thuốc y học cổ truyền. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng thuốc y học cổ truyền của người dân tại các cơ sở Y tế của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã và đang cải thiện theo từng giai đoạn tính đến thời điểm hiện tại.
Những kết quả trên cho thấy được tỷ lệ và hoạt động, hình thức khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của người dân tại các trạm y tế của huyện Châu Thành, Hậu Giang đã có sự cải thiện. Các cơ quan chức năng cần có những chính sách hợp lý để thúc đẩy việc khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trong người dân, cũng như đẩy mạnh nghiên cứu nguồn dược liệu phong phú của Việt Nam từ đó phát triển thành thuốc dược liệu góp phần đa dạng nguồn lựa chọn của bác sĩ trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân. |