Nghiên cứu [ Đăng ngày (30/03/2024) ]
Ảnh hưởng của thức ăn và tần suất cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của ốc nhảy Strombus canarium (Linnaeus, 1758)
Thí nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn chế biến (4 loại thức ăn) và tần suất cho ăn (3 tần suất cho ăn) khác nhau lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn (FCR) của ốc nhảy giai đoạn giống được thực hiện trong 120 ngày tại Nha Trang, Khánh Hòa nhằm xác định được loại thức ăn và số lần cho ăn thích hợp cho ương giống ốc nhảy.

Ảnh minh họa: Internet

Ốc nhảy da vàng (S. canarium) là đối tượng độ ng vậ t thân mềm có giá trị kinh tế và dinh dưỡng. Thịt ốc nhả y có chứa 17 loại axit amin và nhiều chất khoáng vi lượng. Hiện nay, ốc nhảy da vàng là loài hải đặc sản rất được ưa chuộng với  giá bán  khoảng  12.000  –  15.000 đồng/con tại các nhà hàng, quán ăn. Ở nước ta, ốc nhảy da vàng phân bố dọc các tỉnh ven biển từ Bắc đến Nam, vị trí phân bố từ tuyến hạ triều thấp, chất đáy cát pha bùn. Hiện nay, quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy đã được nghiên cứu thành công. Các mô hình nuôi thương phẩm ốc nhảy tại vùng triều từ nguồn giống nhân tạo đã đã được thực hiện tại Quảng Ninh và Khánh Hòa. Đặc biệt, mô hình nuôi ghép ốc nhảy trong ao đất với tôm thẻ chân trắng và ốc hương tại Khánh Hòa cho thấy từ cỡ giống 8 – 10 mm, sau 5 tháng nuôi, ốc đạt cỡ 4,5 – 5,0 cm, tỷ lệ sống đạt 70%. Tuy nhiên, các mô hình nuôi thương phẩm ốc nhảy đã thực hiện đều là các mô hình nuôi ngoài bãi triều hoặc nuôi ghép với đối tượng nuôi khác nhau, quá trình sinh trưởng và phát triển của ốc chịu nhiều tác động của điều kiện môi trường và hàm lượng thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Chính vì vậy mà tính chủ động và hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Để phát triển nghề nuôi thương phẩm ốc nhảy thực sự trở thành nghề nuôi mới, mang lại hiệu quả cao cho người dân thì cần thiết phải xây dựng quy trình kỹ  thuật nuôi thương phẩm ốc nhảy bằng hình thức nuôi đơn trong ao đất để chủ động kiểm soát các yếu tố môi trường và đặc biệt là xác định được loại thức ăn, chế độ cho ăn phù hợp để đảm bảo ốc sinh trưởng và  phát triển tốt. Ốc nhảy là  đối tượng sống bò trên nền đáy, sử dụng vòi si phông để gặm thức ăn là các loại: tảo bám, cỏ biển, rong biển (chiếm 75%) và mùn bã hữu cơ (25%). Việc nghiên cứu xác định được loại thức ăn chế biến thích hợp với nhu cầu và tính ăn trên nền đáy của ốc có vai trò quan trọng, quyết định thành công trong việc xây dựng quy trình kỹ  thuật nuôi thương phẩm ốc nhảy. Mặc dù trong giai đoạn ương ốc giống và nuôi vỗ ốc bố mẹ thì thức ăn tốt nhất là tảo bám và thức ăn tổng hợp nhưng khi tiến hành xây dựng quy trình nuôi thương phẩm ốc nhảy đặc biệt là  nuôi trong ao đất thì không thể sử dụng tảo bám và thức ăn tổng hợp cho ốc do không chủ động (nuôi tảo bám) và chi phí cao (thức ăn tổng hợp). Chính vì vậy, việc xác định loại thức ăn và số lần cho ăn phù hợp với nhu cầu và phương thức bắt mồi của ốc để đảm bảo được tính chủ động và hiệu quả trong quá trình nuôi thương phẩm là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định được loại thức ăn và tần suất cho ăn tốt nhất cho ốc nhảy.

Các loại thức ăn chế biến từ nguồn protein khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ tăng trưởng chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn FCR của ốc nhảy da vàng. Thức ăn chế biến từ nguồn protein cá tạp được cho ăn với tần suất 3 lần trong ngày cho kết quả tốt nhất về sinh trưởng và phát triển của ốc nhảy. Tần suất cho ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ốc nhảy trong quá trình nuôi.Cần tiếp tục nghiên cứu xác định nhu cầu protein tối ưu của thức ăn chế biến ảnh hưởng tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc nhảy.

nnttien
Theo Tạp chí KH - CN Thủy sản Trường ĐH Nha Trang, Số 2/2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->