Ảnh minh họa: Internet
Cá đục thuộc họ Sillaginidae, là loài sống ở tầng đáy, với nền cát hoặc khu vực cửa sông, ăn các loài sinh vật đáy, đặc biệt là giáp xác và giun nhiều tơ. Chúng chủ yếu được khai thác bằng nghề lưới kéo đáy và lưới rê. Ở Indonesia, đã bắt gặp 7 loài cá đục là Sillago sihama, S. macrolepis, S. maculate, S. chondropus, S. nierstraszi, S. burrus và S. aeolus. Tại Ấn Độ, có 8 loài cá đục đã được báo cáo là Sillago sihama, S. vinceti, S. parvisquamis, S. macrooolepis, S. argentifasciata, S. maculate, S. chandropus và S. panijus. Trong đó, loài Sillago sihama chiếm ưu thế hơn, thường xuất hiện ở vùng nước ven bờ và là một trong những loài cá có giá trị kinh tế cao.
Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, chủ trương phát triển kinh 2023tế biển phải gắn liền với cơ cấu kinh tế mũi nhọn từ nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biế n, thương mại - dịch vụ thủy hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biế n thủy sản xuất khẩu, hiện nay nhiều đối tượng thủy sản đang được nuôi với mô hình công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như cá chim vây vàng, cá chẽm, cá mú, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, hàu... Tuy nhiên, vẫn còn một số loài có giá trị kinh tế cao, do nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên đang bị khai thác quá mức hoặc do hạn chế về nguồn số liệu sinh học như cá đục, tôm hùm, bào ngư... nên vẫn chưa được nuôi phổ biến.
Trước đây, một số nhà khoa học đã nghiên cứu về đặc tính sinh học của cá đục Sillago sihama, tuy nhiên bài báo này nhằm cập nhật các dữ liệu và thông tin gần đây về phân bố tần suất chiều dài, tương quan chiều dài - khối lượng, tỉ lệ giới tính, độ chín muồi tuyến sinh dục, chiều dài lần đầu sinh sản, tham số sinh trưởng và tỷ lệ tử vong của chúng ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, phục vụ công tác quản lý và phát triển nghề cá của địa phương.
Chiều dài của cá đục Sillago sihama khai thác được ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động từ 91mm đến 245mm, trung bình đạt 150mm. Tỉ lệ giới tính giữa cá thể đực và cái là 0,68:1. Hệ số thành thục sinh dục (GSI) cao nhất từ tháng 01 đến tháng 4, với chiều dài lần đầu tham gia sinh sản là 139mm. Trên thực tế, một số mẫu thu được cho thấy cá chưa trưởng thành vẫn bị khai thác nhiều vào tháng 8, 11 và 12 do hậu quả của việc sử dụng ngư cụ khai thác có mắt lưới nhỏ. Ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉ lệ tử vong tự nhiên (M) của cá đục là 1,21, tỉ lệ tử vong do khai thác (F) là 0,71 và tỉ lệ tử vong chung (Z) là 1,92 trong khi hệ số khai thác (E) là 0,37.Mặc dù áp lực của hoạt động khai thác lên quần thể cá đục ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu còn chưa quá mức cho phép, tuy nhiên cũng cần có các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của áp lực khai thác đến quần thể loài cá này, bằng cách quản lý các ngư cụ khai thác đúng quy định và hạn chế khai thác tại các ngư trường ở vùng biển ven bờ vào mùa sinh sản cao điểm của cá đục là từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm để tái tạo và phát triển nguồn lợi. |