Thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi gia cầm đã mang lại nhiều lợi ích trong việc duy trì và phát triển đàn gia cầm trên thế giới. Nó giúp cải thiện năng suất chăn nuôi gia cầm tốt hơn so với
thụ tinh truyền thống. Số' lượng và chất lượng tinh dịch có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau: môi trường, giống, chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong các yếu tố ảnh hưởng đó thì tần suất khai thác được coi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tinh
Gà Hắc Phong là giống gà quý, thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt đậm, ít mỡ, trứng có tỷ lệ lòng đỏ cao, thơm ngon. Giống gà này được nuôi nhiều ở tỉnh Quảng Ninh. Năm 2006, Viện Chăn nuôi đưa về nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên để bảo tồn nguồn gen (Phạm Công Thiếu & cs., 2018). Ưu điểm của gà Hắc Phong là khả năng kháng bệnh cao, dễ thích nghi với các đặc điểm khí hậu nên phù hợp với nhiều mô hình chăn nuôi khác nhau. Gà Hắc Phong có thân hình nhỏ, gà trưởng thành có bộ lông toàn thân màu đen, xước; da, thịt, xương đều có màu đen; đa số gà có mào nụ màu đen tím; chân 5 ngón; gà mái có chỏm lông đầu bông xù (Phạm Công Thiếu & cs., 2018; Nguyễn Thị Phương Giang & cs., 2022). Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào về chất lượng tinh dịch của gà Hắc Phong tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của tần suất khai thác và thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch gà trống Hắc Phong.
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá chất lượng tinh dịch của gà trống Hắc Phong nuôi tại Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong thí nghiệm thứ nhất, 30 mẫu tinh dịch của 6 gà trống Hắc Phong được khai thác với tần suất 1 ngày/lần và 3 ngày/lần để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng thể tích tinh dịch, nồng độ, hoạt lực tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình. Ở thí nghiệm thứ hai, tinh dịch sau khai thác được bảo quản trong môi trường A và B ở 5°C. Các mẫu tinh dịch được kiểm tra chất lượng sau 8 và 24 giờ bảo quản. Kết quả cho thấy, khi khai thác với mật độ 1 ngày/lần có thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng và hoạt lực tinh trùng thấp hơn so với việc khai thác 3 ngày/lần (P <0,05). Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình khi khai thác 1 ngày/lần cũng cao hơn (P <0,05). Khi bảo quản tinh dịch gà ở 5°C, hoạt lực tinh trùng giảm từ 65,38% sau 8 giờ xuống 49,84% sau 24 giờ ở môi trường A và từ 66,64% xuống 52,02% ở môi trường B. Không có sự sai khác về chất lượng tinh dịch giữa hai môi trường A và B. Ở cả hai môi trường, khi thời gian bảo quản kéo dài từ 8 lên 24 giờ thì hoạt lực tinh trùng đều giảm xuống (P <0,05).
Các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của gà Hắc Phong sau khi khai thác là tương đối tốt. Có sự sai khác về thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng khi khai thác với tần suất 1 ngày/lần so với 3 ngày/lần. Chất lượng tinh dịch trong hai môi trường bảo quản A và B cho thấy không có sự sai khác. Thời gian bảo quản sau 8 và 24 giờ có ảnh hưởng đến hoạt lực tinh trùng gà Hắc Phong ở cả hai môi trường A và B. Tuy nhiên, chất lượng tinh dịch qua 8 giờ và 24 giờ bảo quản vẫn đảm bảo cho việc thụ tinh nhân tạo.
|