Những con rô-bốt này có kích thước bằng một bàn tay và gồm sáu bộ động cơ được lắp đặt với các cơ nhân tạo gọi là HASELs.
Các cơ này là những túi chứa dầu được bao phủ bởi các điện cực. Khi các điện cực nhận được dòng điện, chúng trở nên mang điện tích dương. Sau đó, chúng xả dòng điện ra nước biển xung quanh, mang điện tích âm.
Chu trình này khiến dầu trong các túi được đẩy qua lại, tạo ra sự vỗ cánh của các bộ động cơ. Điều đặc biệt là sự vỗ cánh này tạo ra một dòng nước trong biển có thể kéo các hạt nhỏ lên, giống như cách một cái bơm hút tắc nghẽn từ ống thoát nước.
“Khi một con sứa bơi lên, nó có thể bẫy các vật thể trên đường đi của nó khi nó tạo ra các dòng nước xung quanh cơ thể mình”, tác giả chính Tianlu Wang, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Thông minh Vật lý của MPI-IS và tác giả đầu tiên của công trình nghiên cứu, nói.
“Theo cách này, nó cũng có thể thu thập chất dinh dưỡng. Rô-bốt của chúng tôi cũng làm lưu thông nước xung quanh nó. Chức năng này hữu ích trong việc thu thập các vật thể như các hạt rác. Nó có thể vận chuyển rác lên bề mặt, nơi nó có thể được tái chế sau đó”.
“Những con rô-bốt này gần như không gây tiếng ồn, kết hợp với phương pháp không chạm của chúng khiến chúng trở thành một công cụ nhạy cảm với môi trường, có thể được áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau”.
Theo nhóm nghiên cứu, Rô-bốt sứa mở ra nhiều ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực môi trường trong tương lai. |