Ảnh minh họa: Internet
Huyền sâm là loài cây của Trung Quốc được di thực vào nước ta vào những năm 1960. Ban đầu được trồng ở Sa Pa, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) và Phó Bảng (Hà Giang), sau đó được nghiên cứu trồng ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ và đem vào trồng ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Huyền sâm còn gọi là Hắc sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl), sống nhiều năm thuộc họ Hoa Mõm chó (Scrophulariaceae). Chiều cao trung bình đạt 1,5 – 2 m, rễ củ hình trụ, dài 5 – 12 cm, bên dưới thường phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng xám. Thân thẳng, hình vuông, có rãnh dọc, khi non có long tơ. Chất lượng của dược liệu Huyền sâm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có chế độ bón phân và kỹ thuật bón. Nếu bón phân không đúng kỹ thuật thì sẽ để lại dư lượng trong sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu.
Dược liệu Huyền sâm được dùng làm thuốc giải nhiệt, tiêu viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản, viêm miệng, viêm lợi, viêm kết mạc, trị táo bón, mụn nhọt, lở loét, dùng riêng rẽ hoặc kết hợp với dược liệu khác. Huyền sâm còn được dùng làm thuốc trợ tim, giảm sốt. Các kỹ thuật canh tác của Huyền sâm và các phương pháp quản lý có liên quan có thể được thiết lập theo sự tăng trưởng của các phần khác nhau của cây và đặc điểm tích lũy chất khô trong các giai đoạn khác nhau [4]. Kết quả cho thấy năng suất Huyền sâm (hàng khô) từ phương pháp canh tác mới tăng lên tới 766,44 kg/ha, cao hơn so với phương pháp truyền thống là 230,48 % và tỉ lệ mẫu đạt chất lượng 75,23%. Phương pháp này đơn giản và có ý nghĩa thực tiễn cho việc trồng Huyền sâm.
Hiện nay nguồn giống cũng như nguyên liệu dược liệu làm thuốc phải nhập khẩu 90% từ Trung Quốc. Để phục vụ cho công tác sản xuất dược liệu Huyền sâm ổn định và bền vững tại tỉnh Lào Cai, cũng như khu vực khác có điều kiện tương tự, cần kết hợp nghiên cứu sản xuất hạt giống tại chỗ, từ đó ban hành một quy trình phù hợp với một số địa phương trong tỉnh, tránh phụ thuộc Trung Quốc. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sản xuất dược liệu Huyền sâm (Scrophularia buergeriana Miq) theo hướng GACP – WHO tại Sa Pa, Lào Cai”.
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng trọt, thu hái, sơ chế, bảo quản Huyền sâm: Trước khi gieo hạt Huyền sâm cần được xử lý bằng cách ngâm hạt trong nước ấm ít nhất là 4 giờ. Thời vụ hợp lý để gieo hạt Huyền sâm là tháng 11 dương lịch. Khi trồng Huyền sâm lấy dược liệu tại Sa Pa, Lào Cai lượng phân bón thích hợp là 12.000 kg phân chuồng + 800 kg NPK (5:10:3:8). Đã hoàn thiện quy trình sản xuất Huyền sâm lấy dược liệu tại Sa Pa, Lào Cai với diện tích 1 ha. |