Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (12/04/2025) ]
Ảnh hưởng của mật độ và phương pháp trồng đến cỏ dại, sinh trưởng và năng suất ngô rau
Nghiên cứu: “Ảnh hưởng của mật độ và phương pháp trồng đến cỏ dại, sinh trưởng và năng suất ngô rau” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Loan, Thiều Thị Phong Thu –Khoa Nông học, Học viện nông nghiệp Việt Nam thực hiện.

Ngô rau còn được gọi là ngô baby hoặc ngô bao tử, sử dụng bắp non như một loại rau phục vụ cả ăn tươi và chế biến nên có giá trị hiệu quả kinh tế" cao. Ngoài ra, lượng sinh khối chất xanh của cây ngô còn lại sau khi thu hoạch có thể làm phân bón, thức ăn xanh hoặc lên men cho gia súc. Ngô rau có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein và bắp non thu hoạch ở giai đoạn phun râu được bao bọc bởi lá bi nên sản phẩm an toàn. Với thời gian sinh trưởng ngắn và giá trị dinh dưỡng cao, ngô rau đã được đưa vào cơ cấu cây rau để tăng vụ trong các công thức luân canh hoặc được canh tác theo tiêu chuẩn nhằm mang lại giá trị kinh tế" cao. Cỏ dại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất cây trong. Theo Kumawat & cs. (2019), năng suất ngô giảm khoảng 37% do cỏ dại gây ra. Để quản lý cỏ dại trên đOng ruộng, sử dụng thuốc trừ cỏ đem lại hiệu quả trừ cỏ cao. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục thuốc trừ cỏ sẽ làm tăng tính kháng thuốc của cỏ dại, đong thời để lại ton dư thuốc trừ cỏ trong sản phẩm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh vật hữu ích trong đất, tăng tính kháng thuốc (Al-Samarai & cs., 2018). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phân bõ" không gian quần thể cây trong thông qua điều chỉnh mật độ và phương pháp trong là yếu tố" quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất cây trong (Williams & cs., 2014; Zhang & cs., 2021) và sinh trưởng của cỏ dại (Hossain & cs., 2005). Theo Marin & Weiner (2014) và Youngerman & cs. (2018), tăng mật độ trong dẫn đến tăng khả năng ức chế" cỏ dại của cây trong nên sinh khối cỏ dại thấp. Mật độ cây cao hơn giúp ngô cạnh tranh với cỏ dại hiệu quả hơn do quá trình khép tán nhanh và hạn chế cỏ dại tiếp xúc ánh sáng nên năng suất ngô tăng (Williams & cs., 2014; El-Sobky & El -Naggar, 2016). Tuy nhiên, mật độ quá cao có thể làm giảm năng suất ngô. Theo Ghosh & cs. (2017), năng suất ngô bao tử đạt cao nhất ở mật độ 100.000 cây/ha và giảm nhẹ ở mật độ 120.000 cây/ha. Williams & cs. (2014) cho rằng năng suất ngô giảm ở mật độ trong cao là do số" lượng lá/cây và diện tích lá tiếp nhận ánh sáng giảm nên hoạt động đong hóa của quang hợp thấp hơn. Phương pháp trong ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tiếp nhận ánh sáng và tốc độ quang hợp của cây cà chua (Zhang & cs., 2024). Kết hợp tăng mật độ và áp dụng phương pháp trong có độ đong đều cao về không gian giúp hạn chế cỏ dại và tăng năng suất lúa mì (Kristensen & cs., 2008). Ở mật độ trong 90.000 cây/ha, trong nanh sấu hàng kết hợp làm đất lên luống đã cho năng suất ngô hạt trong cả vụ xuân và vụ hè cao hơn so với trong góc vuông không làm đất (Sun & cs., 2023).

Việc bố trí quần thể ruộng cây trong tối ưu bằng cách điều chỉnh mật độ và phương pháp gieo trong có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh giữa cỏ dại và cây trong, sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trong (Williams & cs., 2014; Zhang & cs., 2021; Meithasari & cs., 2023). Tuy nhiên, thông tin nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật canh tác bằng điều chỉnh mật độ và phương pháp trong thích hợp để quản lý cỏ dại, đong thời tăng năng suất ngô rau còn hạn chế. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mật độ và phương pháp trong phù hợp cho cây ngô rau, góp phần hoàn thiện quy trình canh tác ngô rau an toàn, không sử dụng thuốc trừ cỏ.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và phương pháp trồng đến thành phần, mật độ và khối lượng chất khô của cỏ dại, cùng sinh trưởng và năng suất ngô rau. Thí nghiệm 2 nhân tố được thiết kế theo kiểu ô lớn - ô nhỏ (Split - Plot) ở vụ xuân năm 2020, tại Gia Lâm - Hà Nội, với 3 lần nhắc lại. Nhân tố ô lớn là mật độ trồng gồm 4 mức: 138.888 cây/ha (12 × 60cm); 111.111 cây/ha (15 × 60cm); 92.593 cây/ha (18 × 60cm) và 79.365 cây/ha (21 × 60cm). Nhân tố ở ô nhỏ là phương pháp trồng bao gồm trồng góc vuông (P1) và trồng nanh sấu (P2). Kết quả cho thấy, tăng mật độ trồng đã hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của cỏ dại, đồng thời tăng năng suất bắp ngô. Tuy nhiên, phương pháp trồng góc vuông hay trồng nanh sấu không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ cũng như sinh trưởng và năng suất ngô. Ở cùng một phương pháp trồng, tăng mật độ trồng đã làm giảm đáng kể mật độ cỏ, khối lượng chất khô của cỏ, làm tăng năng suất bắp ngô rau. Năng suất thực thu bắp đạt được cao nhất (1,69-1,77 tấn/ha) ở mật độ trồng 111.111-138.888 cây/ha khi trồng góc vuông hoặc trồng nanh sâu

ntdinh
Theo Tạp chí khoa học nông nghiệp Việt Nam số 3/2025
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->