Tự nhiên [ Đăng ngày (26/05/2024) ]
Thiết lập quy trình realtime PCR phát hiện Decapod Iridescent Virus 1 gây bệnh trên tôm
DIV1-ATPase real-time PCR và DIV1-MCP real-time PCR là hai quy trình phát hiện gene đích khác nhau (ATPase và MCP), do đó có thể sử dụng kiểm tra chéo trong trường hợp mẫu có kết quả xét nghiệm nghi ngờ.

Một số nước nuôi tôm phát triển hoặc nhập khẩu nhiều tôm như Hàn Quốc, Úc, New Zealand đã đưa ra quy định phải có kiểm dịch DIV1 âm tính ở tôm nhập khẩu. Ảnh: VNUA

Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) là một loại virus gây bệnh cho tôm, xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc. DIV1 có thể gây chết tôm hàng loạt chỉ trong vài ngày.

Một số nước nuôi tôm phát triển hoặc nhập khẩu nhiều tôm như Hàn Quốc, Úc, New Zealand đã đưa ra quy định phải có kiểm dịch DIV1 âm tính ở tôm nhập khẩu. Thậm chí, một số bang ở Mỹ yêu cầu tôm vận chuyển nội địa phải có chứng nhận DIV1 âm tính. Trước tình hình đó, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và Khoa Thủy sản (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã hợp tác để nghiên cứu phương thức phát hiện ra virus này. “Việt Nam cần phải phát triển được phương pháp xét nghiệm DIV1 sớm để thực hiện các biện pháp tầm soát, kiểm soát bệnh, đặc biệt ở tôm giống, tôm bố mẹ và sản phẩm nhập khẩu từ các nước có nguy cơ lây lan mầm bệnh vào Việt Nam, cũng như xét nghiệm, chứng nhận các lô tôm xuất khẩu tới các nước có yêu cầu sản phẩm tôm không nhiễm DIV1”, nhóm nghiên cứu viết trong bài báo được đăng tải trên tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Theo thông tin được đăng tải trên trang chủ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, một trong những khó khăn đối với nhóm đó là khả năng tiếp cận mẫu dương tính, vì hiện chưa có báo cáo nào về bệnh DIV1 ở Việt Nam. Việc đưa mẫu virus dương tính vào để nghiên cứu, xây dựng quy trình xét nghiệm ở Việt Nam có thể tiềm ẩn nguy cơ lây lan mầm bệnh. Do vậy, các nhà khoa học cho rằng quy trình xét nghiệm bằng realtime PCR sử dụng plasmid chứa đoạn gen đích của virus DIV1 là biện pháp tối ưu nhất hiện nay.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã thiết lập và tối ưu hoá thành công hai phương pháp real-time PCR phát hiện DIV1 sử dụng plasmid chứa gene MCP và ATPase của DIV1. Phương pháp có hiệu suất, độ nhạy phân tích, độ đặc hiệu phân tích cao. Kết quả của phản ứng ổn định qua các lần xét nghiệm lặp lại và tương đồng giữa các phòng thí nghiệm trong và ngoài nước. DIV1-ATPase real-time PCR và DIV1-MCP real-time PCR là hai quy trình phát hiện gene đích khác nhau (ATPase và MCP), do đó có thể sử dụng kiểm tra chéo trong trường hợp mẫu có kết quả xét nghiệm nghi ngờ.

Hoàng Nhi
Theo khoahocphattrien.vn (nthang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Một số loài có thể phù hợp với tương lai nóng hơn
Một số loài có thể có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu tốt hơn so với suy nghĩ của chúng ta trước đây. Đó là bởi vì những loài này đã thay đổi rất ít kể từ thời kỳ ấm áp cuối cùng trên Trái đất.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->