Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (29/05/2023) ]
Phòng trừ bệnh hại trên cam trước thu hoạch có sử dụng sản phẩm nano
Cây cam là loại cây cho ăn quả với giá trị kinh tế cao. Để cây cho năng suất cao, chất lượng quả tốt cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quyết định chủ yếu đối với vườn cam. Đặc biệt đối với các giai đoạn nhạy cảm của vườn cam như giai đoạn chăm sóc cây sau thu hoạch, giai đoạn cây chuẩn bị cho ra hoa đậu quả,… cần phải có kỹ thuật chăm sóc đúng để có một vườn cam đảm bảo năng suất và chất lượng.

1. Bệnh thán thư do nấm C. gloeosporioides

a. Triệu chứng bệnh:

- Trên lá: Bệnh có thể gây hại ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng thường gây hại ở chóp lá và mép lá. Vết bệnh có màu vàng nâu, hình hơi tròn, sau đó vết bệnh lớn dần, xung quanh có viền nâu đậm, giữa vết bệnh màu vàng nhạt, vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm và trên bề mặt vết bệnh có những chấm đen nhỏ li ti, đó là các ổ nấm và làm cho vòng đồng tâm màu đậm hơn. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá bị cháy thành mảng lớn, lá rụng sớm, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

- Trên hoa: Bệnh tạo thành các đốm bệnh có màu nâu cam trên cánh hoa, làm rụng hoa để lại cuống, đài hoa.

- Trên quả: Bệnh xuất hiện những đốm nhỏ tròn, màu vàng nhạt trên vỏ quả, vết bệnh hơi lõm vào vỏ. Vết bệnh trên vỏ bị khô sần sùi, bệnh càng nặng vết bệnh càng lan rộng, khi quả bị nứt do bệnh thán thư thì ngay vết bệnh có nhựa chảy ra (điều kiện ẩm độ cao). Lá và quả thường bị rụng, cành bị khô.

b. Đặc điểm gây hại và phương thức lây lan:

Bệnh phát triển và gây hại nhiều trong mùa mưa. Nấm bệnh tồn tại trong tàn dư thực vật từ mẫu bệnh. Các quả nằm khuất trong tán cây thường bị bệnh nặng hơn.

Nấm không những ký sinh trên mô sống mà còn có thể sống hoại sinh trên những mô cây chết hoặc bên dưới tán cây có múi, được xem như là vi sinh vật xâm chiếm thứ cấp.

Bào tử nấm gây bệnh lây lan chủ yếu qua nước mưa, bộ phận cây bị nhiễm bệnh, hom giống, qua gió, nguồn nước tưới ô nhiễm và qua dụng cụ cắt tỉa.

2. Bệnh thối nâu do nấm Phytophthora spp.

a. Triệu chứng bệnh: Đầu tiên là sự biến đổi màu nhẹ của vỏ sang màu nâu nhạt. Tổn thương vỏ giống như bị úng nước, nhưng nhanh chóng mềm dần và có màu nâu ô-liu. Trên vỏ các vùng nấm trắng phát triển, có thể nhìn thấy được, nấm xuất hiện nhanh trên bề mặt quả trong điều kiện ẩm ướt. Sau thời gian xâm nhiễm và gây bệnh, quả bị mềm và rụng.

b. Đặc điểm gây hại: Phytophthora là loài nấm đất, nấm thủy sinh nên khả năng lây lan bệnh rất nhanh; phụ thuộc vào độ ẩm cao, mưa, mật độ cây trồng dầy. Nấm có thể nảy mầm xâm nhập trực tiếp qua lớp biểu bì còn nguyên vẹn của cây nhờ vũ khí cơ học (giác bám) và vũ khí hóa học (các enzym thủy phân).

3. Biện pháp quản lý bằng sử dụng sản phẩm nano

Kết quả thử nghiệm sản phẩm nano bạc, đồng, kẽm và nano hợp kim bạc đồng đã chứng minh hiệu quả phòng trừ bệnh thán thư và thối nâu. Cụ thể như sau:

- Liều lượng: 0,2 – 0,25 %

- Cách dùng: Pha 50 – 75 ml/ bình 25 lít hoặc 400 – 500 ml/200 lít, phun ướt đều cây.

- Thời điểm: Phun 3 đợt, mỗi đợt 2 lần cách nhau 15 ngày.

Đợt 1: Vào thời điểm đậu quả ổn định (tháng 3, 4)

Đợt 2: Vào mùa mưa (tháng 6, 7)

Đợt 3: Vào giai đoạn quả chuyển sang chín (tháng 9, 10)

Thời gian cách ly: 3 – 5 ngày

4. Các biện pháp khác

a. Biện pháp giống: Sửdụng cây giống sạch bệnh được sản xuất từ cây mẹ S0, cây đầu dòng sạch bệnh trong hệ thống nhà lưới 3 cấp tại các cơ sở có uy tín, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

b. Biện pháp canh tác:

- Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên thăm vườn, làm cỏ, cắt bỏ cành, quả sâu bệnh, tàn dư cây bệnh, thu gom vàtiêu hủy. Quét vôi toàn bộgốc vàthân cây 2 lần/ năm, quét cao 1 - 1,2m.

- Hệ thống tưới và thoát nước: Vườn trồng phải có hệ thống tiêu thoát nước nhanh, mực nước mương nên cách líp ít nhất 40 – 50 cm, xẻ rãnh thoát nước tốt nhằm tránh ngập úng cục bộ đối với những vùng có địa hình không bằng phẳng.

- Cắt tỉa: Sau thu hoạch quả, cắt bỏđoạn cành đãcho quả, cành vượt, cành trong tán, cành sâu bệnh, cành la sát đất ... Đến vụxuân, sau đậu quả ổn định (tháng 2, 3), tỉa nhẹ các cành vượt, cành sâu bệnh, cành mọc trong tán, tỉa những chùm quả quá nhiều, quả dịhình cong vẹo. Vụhè: tháng 5, 6, tỉa bỏ lộc hèmọc quádày vàyếu, lộc trong tán, cành sâu bệnh, cành vượt, tỉa bỏquảnhỏ, dịhình vàtỉa thưa chùm quảdày.

- Bón phân:

Lần 1 (sau khi thu hoạch tháng 12, tháng 1): Bón vôi + 100% phân hữu cơ + 100% lân + 1/3 đạm + 1/3 Kali.

Lần 2 (Đậu quả ổn định, tháng 3, 4): 1/3 đạm + 1/3 Kali.

Lần 3 (Nuôi quả tháng 7, 8 ): 30% N + 30% K.

Cách bón:

Bón phân hữu cơ: Đào các rãnh hình vành khăn hoặc các hố xung quanh rìa tán cây, sâu và rộng 30 cm. Trộn đều phân với đất, lấp đất vàtưới nước.

Bón phân vô cơ: Xới nhẹ đất, rải phân theo hình chiếu của tán sau đó tưới ẩm. Có thể sử dụng thêm phân bón qua lá và các sản phẩm phân bón vi lượng.

Biện pháp sinh học: Sử dụng phân chuồng hoai mục ủ trộn cùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma và nấm Metarhizium để xử lý đất nhằm hạn chế nấm bệnh và sâu gây hại trong đất.

dtnkhanh
Theo Bản tin khuyến nông Việt Nam
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Thực trạng theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp
Theo dõi huyết áp tại nhà ngày càng được khuyến cáo rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế. Vì thế, các tác giả Mai Thanh Hải, Võ Nguyên Trung, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thương thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2 và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->