Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (28/10/2014) ]
|
Nghiên cứu phương pháp rửa mặn bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm thẻ Litopenaeus Vannamei
|
|
Tận dụng bùn thải sau thu hoạch của các ao nuôi tôm thâm canh ủ thành phân hữu cơ phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhưng nhất thiết cần loại bỏ hàm lượng muối natri trong bùn để không ảnh hưởng bất lợi đến cây trồng.
|
Ảnh minh họa
Từ vấn đề được đề cập, nghiên cứu các phương pháp rửa mặn và theo dõi biến động chất dinh dưỡng trong bùn đáy ao nuôi tôm thẻ thâm canh được Nguyễn Văn Mạnh và Bùi Thị Nga thuộc Khoa Môi trường và TNTN trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu về tái sử dụng bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Đề tài nghiên cứu phương pháp rửa mặn bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm thẻ (Litopenaeus vannamei) nhằm đánh giá biến động hàm lượng một số dinh dưỡng trong bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh và EC đạt ở mức không gây hại cho cây trồng (<4 mS.cm-1). Xác định hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu bùn đáy ao vào thời điểm 01, 60 và 90 ngày rửa mặn. Lớp bùn có bề dày 10 và 20 cm được rửa mặn vói tổng lượng mưa khoảng 822 mm. Sau 90 ngày rửa mặn EC dao động khoảng 3,5 - 4,0 mS.cm-1; trung bình chất hữu cơ khoảng 2,17% ở mức trung bình khá; đạm NH4+ khoảng 13,77 mg/kg và lân dễ tiêu khoảng 7,59 mg/kg ở mức khá giàu; hàm lượng kali tổng khoảng 1,91 - 2,14%. Bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh sau rửa mặn vẫn còn hàm lượng dinh dưỡng ở mức khá cao, độ mặn dưới ngưỡng gây độc cho cây trồng, có thể tái sử dụng bùn sau rửa mặn để ủ phân hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường nuôi tôm thâm canh. |
ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 16, 2014) |