Thóc, gạo không chỉ là loại lương thực truyền thống của ngưòi Việt Nam nói riêng, châu Á và thế giói nói chung, mà còn là nguồn nguyên liệu thức ăn dùng trong chăn nuôi. Dùng cám nuôi lợn, thóc nuôi gà, ngan, vịt đã rất quen thuộc vói người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm nay. Nhưng việc sử dụng thóc, gạo làm thức ăn chăn nuôi ở quy mô công nghiệp vẫn còn rất hạn chế không riêng ở nước ta mà ở hầu hết các nước trên thế giói. Nếu như ngô, lúa mỳ, yến mạch, cao lương, v.v... được nghiên cứu khá kỹ về thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng và cách thức sử dụng, thì gạo lật và đặc biệt là thóc nguyên hạt chưa được nghiên cứu nhiều.
Thí nghiệm đã được tiến hành trên 6 lợn đực thiến có khối lượng trung bình 40 kg, nuôi trên các cũi tiêu hóa, thiết kế theo phương pháp ô vuông Lating kép, vói 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 12 ngày (7 ngày thích nghi và 5 ngày thu mẫu) để xác định các giá trị năng lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao đổi (ME) của thóc và gạo lật. Các nguyên liệu thức ăn chính dùng trong thí nghiệm gồm: ngô Sơn La, thóc và gạo lật (giống IR 50404) được phân tích thành phần hóa học và hàm lượng các axit amin. Kết quả thí nghiệm cho thấy, một số thành phần dinh dưỡng cơ bản của gạo lật như hàm lượng protein thô, một số axit amin thiết yếu (histidin, threonin, methionin, phenylalanin), giá trị DE và ME (3866 và 3767 kcal/kg VCK), tương tự ngô (3882 và 3779 kcal/kg VSK), nhưng những giá trị này ở thóc thấp hơn rất đáng kể, đặc biệt là hàm lượng protein thô, giá trị DE, ME ở thóc (3353 và 3216 kcal/kg VCK) chỉ bằng 85% đến 87% so với ngô. |