Kinh tế - Xã hội [ Đăng ngày (10/06/2013) ]
Khi trụ đỡ nông nghiệp bị lung lay
Nông nghiệp vốn được coi là chỗ dựa của nền kinh tế trong khủng hoảng nhưng đang có nhiều dấu hiệu cho thấy trụ cột này không còn vững vàng nữa. Tỷ lệ tăng trưởng chậm, cơ cấu ngành không hợp lý và nhiều vấn đề cho thấy thực tế này.

Đang có nhiều dấu hiệu cho thấy trụ cột nông nghiệp không còn vững vàng nữa. Ảnh: N.Tùng

Nhiều năm rồi, ngành nông nghiệp mới có một báo cáo không sáng sủa như vậy. Trong năm tháng đầu năm nay, hầu hết các lĩnh vực của ngành đều có xu hướng tăng trưởng chậm lại: “Thị trường tiêu thụ lúa gạo và cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn, hạn hán gây ảnh hưởng tới lúa hè thu và cây càphê ở miền Trung và Tây Nguyên, dịch bệnh trên gia súc gia cầm ngày càng phức tạp, sản xuất chăn nuôi giảm, xuất khẩu các mặt hàng nông sản giảm cả về lượng và giá trị”, bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã nhấn mạnh trong cuộc họp tổng kết năm tháng của ngành này.

Trong những giai đoạn trước, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội nông nghiệp (GDP nông nghiệp) khá cao. Giai đoạn 1995 – 2000 tỷ lệ này là 4%, đến giai đoạn 2001 – 2005 giảm xuống 3,83%, tiếp tục giảm còn 3,3% vào năm 2006 – 2010 và tụt xuống còn 2,72% vào năm 2012. Dự báo năm 2013, tỷ lệ này cũng khó có thể tăng.

Vào cuối tuần trước, khi thảo luận về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ông Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã chỉ ra những lý do khiến nông nghiệp nước ta sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Đó là các yếu tố chủ quan như những vướng mắc về quản lý đất đai, khoa học công nghệ kém, vật tư mắc (đắt) và kém, cơ sở hạ tầng lạc hậu, thiếu sự liên kết. Cộng thêm các vấn đề khách quan tác động như thiên tai, thị trường biến động, kinh tế suy thoái, công nghệ hỗ trợ kém, đầu tư thấp… nông nghiệp sẽ khó có thể trở thành trụ đỡ an toàn cho nền kinh tế.

Một ví dụ cụ thể là năng suất lao động ngành nông nghiệp nước ta hiện thấp nhất trong khu vực, thấp hơn cả Lào, Campuchia và Myanmar, ông Đặng Kim Sơn cho biết. Tới nay, tất cả các nước trong khu vực đã có năng suất lao động nông nghiệp cao hơn 400 USD/người/năm (theo mức giá tính năm 2000) thì Việt Nam vẫn đang ở mức khoảng 380 USD/người/năm. Năng suất lao động thấp cũng góp phần đẩy chi phí đầu vào của các sản phẩm nông nghiệp tăng lên, giảm sức cạnh tranh.

Là đất nước có thế mạnh với hơn 70% dân số hoạt động nông nghiệp nhưng nông sản Việt Nam vẫn có chỗ đứng thấp kém trên thị trường nông sản thế giới. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thừa nhận, phần lớn nông sản xuất khẩu ở dạng thô, sơ chế, chưa có thương hiệu, giá trị gia tăng thấp. Một đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và tăng trưởng bền vững đã được bộ này xây dựng và đưa ra thảo luận cuối tuần trước. Tuy nhiên trong đề án này vẫn thiếu vắng những giải pháp cụ thể tăng cường hàm lượng khoa học công nghệ, chế biến, xây dựng thương hiệu… để nâng cao giá trị sản phẩm. Đề án hầu như chỉ tập trung vào việc tăng sản lượng sản xuất và tăng nguồn cung từ nông nghiệp.

Ông Đặng Kim Sơn cho rằng, để cải thiện tăng trưởng của nông nghiệp cần thay việc kích cung bằng việc tăng giá trị của nông sản. Để làm được việc này, theo ông Sơn, cần xác lập rõ ràng vị thế, thương hiệu của nông sản Việt Nam, thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng bền vững và nguồn cung đảm bảo. “Điều quan trọng là cần đưa ra các cơ chế tốt hơn nữa để thu hút doanh nghiệp kinh doanh và chế biến nông sản”, ông Sơn nói.

Trong khi còn đang loay hoay với việc tái cơ cấu lại nền nông nghiệp như thế nào thì nhiều vấn đề hiện tại vẫn làm đau đầu các nhà quản lý. Giá lúa hè thu đang sụt giảm nghiêm trọng khiến nông dân lỗ nặng, tồn kho cao do gạo bị ép giá không xuất khẩu được. Tỷ lệ nông sản bị từ chối và bị đưa vào danh sách phải kiểm soát chặt chẽ do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và sai nhãn mác. Vấn đề vi phạm an toàn thực phẩm nông sản tiêu thụ trong nước đang khiến cho người dân lo lắng như một “vấn nạn”. Trong khi đó việc kiểm soát nhập lậu nông sản chưa tốt cũng đe doạ sản xuất trong nước với nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm… Giải quyết được câu chuyện chạy theo lượng cung hay chạy theo giá trị nông sản sẽ dần dần giúp các nhà quản lý tháo gỡ những vấn đề này trong tương lai.

Lê Phượng
Theo sgtt.vn (nthang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Sự kiện  
   

Tiêu điểm

Nỗ lực hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo kết nối thông suốt
Tập trung cao độ cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại
Lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ về tình hình hoạt động sau khi hợp nhất ba địa phương
Hội đồng tư vấn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN (Tư vấn và chứng nhận Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu và Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường) thuộc Chương trình NSCL năm 2025
Khám phá ra protein quan trọng đằng sau sức mạnh chống lão hóa của việc tập thể dục
4 triệu chứng chính của ung thư đại tràng
Bộ não bị lão hóa nhanh là do ảnh hưởng từ 64 gene
Ứng dụng di động hỗ trợ phục hồi chức năng liệt nửa người do đột quỵ
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Đại học Harvard công bố 4 loại trái cây giúp hỗ trợ sống 'trường thọ' nên ăn thường xuyên
AI có thể thay thế người thầy?
Ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ khuyết tật do đa xơ cứng

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->