Bên cạnh vai trò thúc đẩy kinh doanh, thương mại điện tử cũng là yếu tố giúp tăng cường trải nghiệm khách hàng thông qua việc đảm bảo khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ cần thiết một cách thuận tiện nhất và không cần tốn thời gian, chi phí đi lại. Đây có lẽ là một trong những lợi thế lớn nhất của mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng có thể kể tới như:
1. Thao tác đơn giản và thoải mái
Thương mại điện tử cho phép khách hàng lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ mong muốn từ bất kỳ nhà cung cấp nào, ở bất kỳ đâu và không phụ thuộc vào thời gian hoạt động cửa hàng, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như vị trí, thời tiết, sức khỏe,… Hoạt động thanh toán cho các đơn hàng cũng có thể thực hiện hoàn toàn thông qua các thẻ thanh toán trực tuyến nhanh chóng và tiện lợi. Như vậy, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn và các thao tác mua sắm trở nên đơn giản, thoải mái hơn so với việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống.
2. Tiết kiệm chi phí và thời gian mua sắm
Các sản phẩm được mua sắm thông qua kênh Ecommerce thường có giá rẻ hơn so với các sản phẩm từ cửa hàng do tiết kiệm các chi phí mặt bằng và chi phí bán hàng. Do vậy người mua hàng có thể tiết kiệm một khoản đáng kể từ mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, mua sắm trực tuyến giúp người tiêu dùng có thể tìm mua sản phẩm một cách dễ dàng, kiểm tra thông tin và mua sắm món hàng tại thời điểm họ cần mà không mất thời gian di chuyển hay tìm kiếm tại các kênh truyền thống.
3. Đa dạng thông tin cho lựa chọn sản phẩm
Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin sản phẩm, so sánh các yếu tố giá cả, lợi ích trước khi đưa ra các quyết định mua hàng. Thông tin sản phẩm như hình dạng, màu sắc, thông số, bảo hành,… được hiển thị trực quan và rõ ràng thông qua các bản mô tả cũng như video, hình ảnh giới thiệu sản phẩm. Việc so sánh giá cả và lợi ích cũng được thực hiện một cách dễ dàng thông qua sự hỗ trợ của các sàn thương mại điện tử cũng như các website chuyên biệt. Các thông tin này giúp người mua hàng có đánh giá đầy đủ về các điều kiện trước khi mua hàng, giảm thiếu các tranh chấp có thể có xuống mức tối thiểu.
Tương lai của Thương mại điện tử Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc TOP 3 trong khu vực Đông Nam Á với thống kê tỷ lệ người mua sắm trực tuyến mới trong tổng số người mua sắm trực tuyến đạt 41%, cao nhất trong nhóm các quốc gia phát triển tại Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan (9). Với mô hình thương mại này, Việt Nam tiếp tục có thế mạnh trong giai đoạn trung và dài hạn nhờ dân số trẻ, lượng người sử dụng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada,… và thói quen giao dịch thương mại điện tử trên smartphone ngày càng trở nên phổ biến. Để tận dụng tốt nhất xu hướng này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng nền tảng vận hành kinh doanh vững mạnh, xây dựng chiến lược áp dụng công nghệ số hỗ trợ cho việc triển khai thương mại điện tử thành công.
Nguồn tham khảo
(1)(2)(3)(4)(5) Statista. E-commerce worldwide statista dossier
(6) Facebook. Business news digital consumers of tomorrow here today
(7) Statista. Types of research conducted before purchasing a product us
(8) Statista. Researching products before online purchase in denmark
(9) Trungtamwto. 2021 Báo cáo TMDT
|