Sở hữu trí tuệ [ Đăng ngày (04/05/2015) ]
Những thương hiệu Việt bền nhất
Diêm Thống Nhất, cao Sao Vàng, mì giấy miliket... là một trong những thương hiệu dù giản dị nhưng trụ vững trong lòng người tiêu dùng.

Diêm Thống Nhất có chỗ đứng khá vững chắc trong lòng người tiêu dùng nhưng đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt

Có lẽ diêm Thống Nhất là cái tên không hề xa lạ với đại đa số người dùng Việt.

Với mức giá từ 100 đồng 2 bao cho đến 400-500 đồng mỗi bao, diêm Thống Nhất là thương hiệu hơn 60 năm hiện vẫn được nhiều người tiêu dùng Việt ưa chuộng.

Ra đời từ khi những chiếc bật lửa gas còn khá xa lạ, nay chỉ với 2.000 đồng người tiêu dùng có thể sở hữu chiếc bật lửa tiện lợi nhưng diêm Thống Nhất vẫn được sử dụng rộng rãi trong cả nước.

Theo kết quả kinh doanh của Diêm Thống Nhất, năm 2013, công ty này đạt lợi nhuận 3,4 tỷ đồng. So với vốn điều lệ 22 tỷ đồng, đây là một mức lợi nhuận khá.

Sau diêm Thống Nhất thì nước mắm Liên Thành, bột Bích Chi... những thương hiệu đình đám dù không còn lớn mạnh ở Việt Nam nhưng sản phẩm vẫn được một bộ phận người Việt ưa chuộng.
Nước mắm Liên Thành có tuổi đời trên 100 năm, khởi đầu sự nghiệp kinh tế của nước ta từ thời Pháp thuộc. Năm 1906, hưởng ứng phong trào Duy Tân của cụ Phan Châu Trinh, Công ty Liên Thành được thành lập tại Phan Thiết bởi các sĩ phu yêu nước.

Qua bao biến thiên của thời cuộc cũng như nhiều lần chuyển đổi chủ sở hữu, nước mắm Liên Thành làm ăn phát đạt song cũng bao phen lao đao, rồi vắng bóng.

Năm 1997, sản phẩm xuất hiện trở lại nhưng chỉ có thể tồn tại trong lòng một số người tiêu dùng chứ chưa đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu mới.

Hay như bột gạo lứt Bích Chi từng là sản phẩm ăn dặm hàng đầu của Việt Nam những năm 60-90 của thế kỷ trước.

Thời kỳ đỉnh cao của bột Bích Chi là những năm 1970-1975, khi lần đầu tiên thương hiệu này được đầu tư quảng bá và phân phối rộng rãi tại các thị trường lớn như TP HCM, các tỉnh miền Tây và Nam Trung Bộ...

Đến nay, bột gạo lứt Bích Chi vẫn còn được nhiều người ưa chuộng nhưng vẫn không thể cạnh tranh với các “ông lớn” khác như Nestlé, Cô Gái Hà Lan, Vinamilk.

Có lẽ thân thuộc hơn cả là sản phẩm cao Sao Vàng: Những năm 90 của thế kỷ trước, trong bất cứ gia đình người Việt nào cũng có một hộp Cao Sao Vàng.

Tuy nhiên, hiện nay, sản phẩm này lại được cộng đồng khách hàng thương mại điện tử quốc tế đánh giá cao. Trên trang điện tử eBay, một hộp Cao Sao Vàng được bán với giá 50.000-70.000 đồng, đắt gấp 30 lần so với giá gốc bán ở Việt Nam.

Sản phẩm này nhận được nhiều phản hồi tốt và thường… cháy hàng trên các website mua bán như eBay hay Amazon. Trong giỏ hàng của người bán luôn cập nhật tình trạng hàng hóa ở mức low stock (còn rất ít) hoặc out of stock (đã hết).

Mì giấy Miliket: Từng được mệnh danh “Vua mì tôm”, vào những năm 90, Miliket của công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - MILIKET.

Tiền thân là xí nghiệp Lương thực Thực phẩm Colusa và xí nghiệp Lương thực Thực phẩm Miliket gần như chiếm thị phần tuyệt đối. Đây là sản phẩm ăn liền quen thuộc của nhiều thế hệ người Việt.

Tuy nhiên hiện có quá nhiều thương hiệu mì ăn liền của các đại gia ngoại đã lấn sân khiến mì giấy Miliket bị mờ nhạt dần trên thị trường.

Bánh kẹo Việt, cafe đang phải đối đầu với DN ngoại

Thị trường bánh kẹo Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn song các DN nội chiếm thị phần lớn nhưng sản phẩm lại chưa đa dạng nên còn gặp khó khăn khi cạnh tranh với bánh kẹo go.
Chính vì thế, thị trường bánh kẹo, sự cạnh tranh với đối thủ ngoại cũng gay cấn không kém. Từ một liên doanh, Lotte – nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Hàn Quốc nay đã “nhảy” vào ghế làm chủ CTCP Bibica với hơn 39% cổ phần sở hữu.

Hiện các nhà sản xuất nước ngoài trên khắp thế giới cũng đang không ngừng tăng lượng hàng đưa vào Việt Nam thông qua các nhà nhập khẩu trong nước.

Với thị trường cafe cũng trong tình trạng tương tự. Trước đó các DN trong nước đều cho rằng, không chỉ nâng giá để tranh mua, DN nước ngoài còn đầu tư trực tiếp cho nông dân để chiếm lĩnh nguồn nguyên liệu lâu dài.

Không chỉ đầu tư vùng nguyên liệu mới, mà DN FDI “đánh chiếm” luôn các vùng chuyên canh mà DN trong nước đã đầu tư phân bón, nhiên liệu đến hộ nông dân. Sau đó họ chỉ cần đẩy giá mua lên một chút, lập tức phá vỡ mối liên kết giữa nông hộ với các DN trong nước.

Bích Ngọc
Theo www.baodatviet.vn (ttncac)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tiêu điểm

Nỗ lực hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo kết nối thông suốt
Tập trung cao độ cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại
Lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ về tình hình hoạt động sau khi hợp nhất ba địa phương
Hội đồng tư vấn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN (Tư vấn và chứng nhận Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu và Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường) thuộc Chương trình NSCL năm 2025
Khám phá ra protein quan trọng đằng sau sức mạnh chống lão hóa của việc tập thể dục
4 triệu chứng chính của ung thư đại tràng
Bộ não bị lão hóa nhanh là do ảnh hưởng từ 64 gene
Ứng dụng di động hỗ trợ phục hồi chức năng liệt nửa người do đột quỵ
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Đại học Harvard công bố 4 loại trái cây giúp hỗ trợ sống 'trường thọ' nên ăn thường xuyên
AI có thể thay thế người thầy?
Ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ khuyết tật do đa xơ cứng
Văn bản Sở hữu trí tuệ  
 
 
Câu hỏi thường gặp  
   

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->