Môi trường [ Đăng ngày (23/11/2022) ]
Hệ thống quan trắc ngập lụt đô thị trực tuyến bằng cảm biến áp suất vật liệu silicon carbide và hệ thống quan trắc chất lượng không khí tích hợp giải pháp
Sáng ngày 23/11/2022, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (CESTI) phối hợp với nhóm tác giả Trung tâm nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao tổ chức sự kiện Hợp tác công nghệ với chủ đề: “Hệ thống quan trắc ngập lụt đô thị trực tuyến bằng cảm biến áp suất vật liệu silicon carbide và hệ thống quan trắc chất lượng không khí tích hợp giải pháp bảo mật bằng thiết bị IoT Gateway” nhằm giới thiệu các giải pháp công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ đến các đơn vị tại TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên cả nước. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến.

Ông Nguyễn Đức Tuấn, Quyền giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại sự kiện

Tham dự sự kiện có sự hiện diện của ông Nguyễn Đức Tuấn, Quyền giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, TS. Trịnh Xuân Thắng, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Công nghệ cao, Ths. Nguyễn Tuấn Khoa, chuyên gia IT, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai khu Công nghệ cao, ông Ngô Quang Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Đại Nam, ông Dương Anh Tuấn, Phó giám đốc Cty CP Xây dựng Môi trường Đại Phú, ông Phạm Huỳnh Quang Hiếu, Giám đốc Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa, Vũng Tàu,… đại diện các viện, trường, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quan trắc và các doanh nghiệp quan trắc.


Ths. Nguyễn Tuấn Khoa, chuyên gia IT, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai khu Công nghệ cao trình bày tại sự kiện.

Đến dự sự kiện đại biểu được tiếp cận thông tin về hệ thống quan trắc ngập lụt đô thị trực tuyến bằng cảm biến áp suất vật liệu silicon carbide và hệ thống quan trắc chất lượng không khí tích hợp giải pháp bảo mật bằng thiết bị iot gateway.



Đại biểu và diễn giả trao đổi tại sự kiện

Hệ thống hoạt động theo nguyên lý tự động 24/7, mực nước tại các vị trí trạm được cập nhật liên tục trong hệ thống và hiển thị theo thời gian thực. Khi có ghi nhận về mưa hay mực nước vượt ngưỡng quy định, hệ thống sẽ kích hoạt công cụ tạo bản đồ vùng ngập từ các điểm ngập vượt ngưỡng. Người dùng truy cập trang web hoặc sử dụng ứng dụng để xem kết quả ngập trên nền bản đồ hành chính.

Sự kiện được tổ chức với mong muốn tìm kiếm cơ hội để các đơn vị triển khai hợp tác nghiên cứu, hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ.

ntptuong
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->