Môi trường [ Đăng ngày (31/07/2022) ]
Ước tính phát thải khí nhà kính trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Thị Hồng Điệp, Phan Kiều Diễm, Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Kiều Diễm, Đinh Thị Cẩm Nhung, Hồ Ngọc Linh và Nguyễn Minh Nghĩa Thanh thực hiện.

Biến đổi khí hậu (BĐKH) bắt nguồn từ sự phát thải ngày càng dư của khí nhà kính  (KNK) vào khí quyển do sự nóng lên toàn cầu và sự tăng lên không ngừng của lượng KNK nhân tạo. Trong đó, phát thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khai thác và phá rừng là các yếu tố hàng đầu được quyết định cơ bản do sự gia tăng dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển của xã hội (Bá và ctv., 2017). Theo báo cáo khoa học lần thứ 4 của Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007) cho thấy nồng độ khí CO2 đã lên tới 397 phần triệu thể tích vào năm 2005 và nay đã lên đến 450 phần triệu thể tích. Trên thế giới, khoảng 80% lượng phát thải KNK từ khu vực đô thị, trong đó các khu vực trung tâm đô thị với mật độ dân cư đông đúc cho thấy khả năng phát thải rất cao so với khu vực ven đô thij.

Mục tiêu nghiên cứu là ước tính lượng phát thải khí nhà kính (KNK) gồm CO2, CH4 và N2O từ các nguồn trực tiếp (xăng dầu tiêu thụ và chất đốt) và gián tiếp (tiêu thụ điện từ hộ gia đình và rác thải) trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Phương pháp thu thập số liệu nhiên liệu tiêu thụ các nguồn thải khác nhau thông qua phiếu điều tra hộ gia đình và số liệu thống kê quản lý nhiên liệu tiêu thụ. Phương pháp tính toán lượng phát thải dựa trên số liệu hoạt động và hệ số phát thải, đồng thời ước tính phát thải bình quân đầu người trên địa bàn quận. Kết quả nghiên cứu cho thấy năm 2019, tổng lượng phát thải KNK ở quận Ninh Kiều khoảng 1.069.422 tấn CO2tđ và bình quân đầu người phát thải khoảng 4,17 tấn CO2tđ/năm. Trong đó, tỷ lệ cao nhất phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện là 35,1% và trực tiếp từ chất đốt (gas, củi và than) là 26,5%. Kết quả nghiên cứu đã nhận dạng các hoạt động gây phát thải KNK cao làm cơ sở đề xuất các hoạt động thiết thực phù hợp giúp giảm thiểu phát thải trên toàn thành phố Cần Thơ nhằm phát triển thành phố trung hoà carbon.

nttvy
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 58, Số 3A (2022)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->