Biến đổi khí hậu [ Đăng ngày (23/11/2021) ]
Biến đổi khí hậu làm giảm nỗ lực bảo vệ đời sống biển
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học bang Oregon cho thấy, biến đổi khí hậu đang làm thay đổi trạng thái quen thuộc của các đại dương trên thế giới và tạo ra những môi trường mới có thể làm giảm nỗ lực bảo vệ sinh vật biển tại các khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới.

Rùa biển ở Rạn san hô Great Barrier Reef. Ảnh: Michael Smith ITWP / Shutterstock.

“Chúng tôi đang xem xét khả năng tuyệt chủng của toàn bộ môi trường”, James Watson, phó giáo sư tại Trường Trái đất, Đại dương, và Khoa học Khí quyển thuộc Đại học bang Oregon và là đồng tác giả của bài báo mới công bố trên tạp chí One Earth, cho biết. “Ở một số nơi, môi trường mà chúng ta đang có ngày nay sẽ không còn tồn tại trong tương lai. Chúng ta sẽ không thể đến thăm hoặc trải nghiệm chúng. Đó là một tổn thất lớn về môi trường, văn hóa và kinh tế mà không gì có thể bù lại được”.

Phân tích của các nhà nghiên cứu về các kịch bản khí hậu cho thấy: 60% đến 87% đại dương dự kiến ​​sẽ trải qua các thay đổi sinh học và hóa học vào năm 2060, chẳng hạn như nhiệt độ nước tăng lên, nồng độ axit cao hơn và thay đổi nồng độ oxy; tỷ lệ biến đổi dự kiến ​​sẽ còn cao hơn, 76% đến 97%, ở các khu bảo tồn biển rất lớn như Công viên Rạn san hô Great Barrier Reef ở Australia và Khu bảo tồn biển Galapagos ở Ecuador; dự kiến độ pH sẽ sớm gia tăng vào năm 2030. Quá trình axit hóa đại dương sẽ làm giảm lượng carbonat trong nước biển - thứ cần thiết cho các sinh vật biển (chẳng hạn như san hô và động vật thân mềm như hàu) phát triển vỏ và bộ xương của chúng.

Các khu bảo tồn ‘đánh mất’ sinh vật cần bảo tồn

“Các đặc tính như nhiệt độ, nồng độ axit và oxy xác định một phần diện mạo nhất định của đại dương. Đối với cả tôi và James, đại dương nơi chúng tôi đã lớn lên có lẽ sẽ chỉ còn trong ký ức và không tồn tại nữa khi đến đời con cháu chúng tôi”, Steven Mana’oakamai Johnson, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ về ý tưởng bắt đầu bài báo.

Lấy trạng thái đại dương trong 50 năm qua làm thước đo độ ổn định, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một số mô hình khí hậu để xem sáu biến ảnh hưởng đến trạng thái đại dương có thể thay đổi như thế nào khi hành tinh ấm lên. Họ đã sử dụng ba kịch bản nóng lên với mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng. “Trong cả ba kịch bản, trạng thái ở hơn một nửa đại dương sẽ khác biệt đáng kể so với những trạng thái đã xảy ra trong 50 năm qua.”, Johnson cho biết.

Phần lớn sự thay đổi xảy ra ở hai thái cực của đại dương: vùng nhiệt đới và vùng Bắc Cực. Không chỉ những nơi ấm áp nhất mới xảy ra ​​tình trạng ấm lên, mà cả những nơi lạnh nhất, như Bắc Cực, cũng không còn lạnh như trước nữa. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hầu hết những thay đổi đó sẽ xảy ra vào năm 2060, mặc dù hầu hết sự thay đổi về độ pH, hoặc nồng độ axit, dự kiến ​​sẽ xảy ra sớm hơn nhiều vào cuối thập kỷ này.
Các nhà khoa học cũng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt hơn đối với các khu bảo tồn biển lớn (cụ thể là 28/29 khu) - nơi được thiết kế để bảo tồn các loài bị đe dọa và các môi trường sống quý hiếm như các rạn san hô trên khắp thế giới. Khi điều kiện đại dương thay đổi, các loài động vật trong các khu bảo tồn đó có khả năng tìm kiếm những địa điểm khác thuận lợi hơn cho việc sinh tồn của chúng.

Theo Johnson, phát hiện này đã vẽ ra bức tranh tương lai về những gì có thể xảy ra khi hành tinh tiếp tục ấm lên. Nghiên cứu cũng cung cấp thông tin quan trọng cho các cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý khu bảo tồn về cách mà trạng thái đại dương có thể thay đổi và làm thế nào để giải quyết những thay đổi đó.

“Ví dụ, cá ngừ phát triển mạnh trong một số điều kiện đại dương. Nếu nước biển quá ấm, cá ngừ có thể di chuyển đến khu vực khác”, Johnson nói. “Nếu đất nước của bạn phụ thuộc vào cá ngừ để làm thực phẩm hoặc sinh kế, thì điều đó sẽ gây ra hậu quả gì? Hoặc nếu bạn là người quản lý một khu bảo tồn, và bạn đang bảo vệ một loài không còn trong khu vực đó, bạn sẽ làm gì?”□

Hà Trang dịch

https://phys.org/news/2021-11-climate-familiar-environments-undermine-efforts.html


tiasang.com.vn (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tin mới
Kit xét nghiệm máu để biết nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Một phương pháp mới do công ty Quest Diagnostics phát triển, cho phép người tiêu dùng ở Mỹ có thể tự mua và làm một xét nghiệm máu để biết...
Sử dụng siêu âm tập trung để mở rào cản máu não
Một kỹ thuật mới sử dụng siêu âm tập trung để mở rào cản máu não, tạo ra phản ứng miễn dịch tích cực trong não và cho phép đưa...
Công cụ chỉnh sửa gen mới giúp giảm hơn 70% các đột biến ngoài ý muốn
Nhóm nghiên cứu của Đại học Washington đã phát triển một công cụ chỉnh sửa gen dựa trên CRISPR, bằng cách tách bộ chỉnh sửa adenin (ABE) thành hai protein...
Công nghệ khử muối năng lượng thấp có thể cung cấp nước uống tại các địa điểm thảm họa
Một hệ thống không sử dụng áp suất để lọc nước biển, mà chỉ cần một lượng điện năng nhỏ, có thể là pin lưu...
Robot định vị và theo dõi nhiều nguồn âm thanh di động trong một phòng ồn ào
Nhóm nghiên cứu của Đại học Washington đã phát triển một đàn robot âm thanh nhỏ có thể tự định vị và theo dõi nhiều nguồn âm thanh di động...
Nghiên cứu nam giới làm việc trong môi trường căng thẳng có nguy cơ mắc bệnh tim cao
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nam giới làm việc trong môi trường căng thẳng và yêu cầu nỗ lực cao nhưng nhận được ít phần thưởng có...
Nghiên cứu mới đã thách thức quan niệm phổ biến rằng cố gắng ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực là có hại cho sức khỏe tâm thần của chúng ta
Một nghiên cứu mới đã thách thức quan niệm phổ biến rằng cố gắng ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực là có hại cho sức khỏe tâm thần của...
Chỉnh sửa gen CRISPR để tạo ra những con tằm biến đổi gen có thể sản xuất tơ nhện thuần túy
Các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR để tạo ra những con tằm biến đổi gen có thể sản xuất tơ nhện thuần túy....
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người về thiết bị giao tiếp não-máy (BCI) không dây
Công ty Neuralink của Elon Musk đã bắt đầu tuyển người cho thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người về thiết bị giao tiếp não-máy (BCI) không dây, có...
Chẩn đoán và điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở người lớn trên 50 tuổi
ADHD không chỉ là một bệnh lý ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên, mà còn có thể xuất hiện ở người lớn, với ước tính có khoảng...
Hợp chất mới có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư
Một hợp chất mới có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư theo một cách độc đáo khi được kích hoạt bằng ánh sáng, không cần oxy....
Thiết bị đo lường mức độ ngứa của người dùng một cách khách quan
Một thiết bị đeo trên ngón tay mới được phát minh bởi một nhóm nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon, có khả năng đo lường mức độ ngứa của...
Đấu giá poster quảng cáo đầu tiên của ngành điện ảnh
Một bức tranh quảng cáo đầu tiên của ngành điện ảnh, được sáng tác bởi Marcellin Auzolle để quảng bá cho các buổi chiếu phim của anh em nhà Lumière...
Cải tiến mạnh mẽ của máy laser X-quang tại Linac của Stanford
Một cải tiến mạnh mẽ của máy laser X-quang mạnh nhất thế giới tại Phòng thí nghiệm Quang phổ Liên tục Linac của Stanford (LCLS). LCLS-II sử dụng nhiệt độ...
Vai trò của các RNA hình tròntrong các tế bào não và mối liên quan đến bệnh Alzheimer và Parkinson
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học từ Brigham and Women’s Hospital ở Boston, Mỹ, về vai trò của các RNA hình tròn (circRNA) trong các tế bào...

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->