Tác động [ Đăng ngày (22/11/2021) ]
Nhiệt độ Trái đất có thể tăng hơn 2,4 độ C vào cuối thế kỷ
Với mức gia tăng nhiệt độ trên, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt và bão lớn, sẽ diễn ra trên diện rộng, gây nên tác động tàn phá trên toàn cầu.

Theo nghiên cứu công bố ngày 9/11 của Climate Action Tracker (CAT), tổ chức phân tích về khí hậu uy tín nhất thế giới, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng thêm 2,4 độ C vào cuối thế kỷ này bất chấp các cam kết giảm phát thải của các quốc gia tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, dự báo của CAT, được đưa ra trên cơ sở các mục tiêu ngắn hạn trong thập kỷ tới mà các quốc gia đã cam kết, vượt xa giới hạn 2 độ C đề ra theo Hiệp định Paris và mức an toàn 1,5 độ C mà các cuộc đàm phán tại COP26 đang hướng tới.

Với mức gia tăng nhiệt độ trên, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt và bão lớn, sẽ diễn ra trên diện rộng, gây nên tác động tàn phá trên toàn cầu.

Dự báo trên cũng hoàn toàn trái ngược với những ước tính lạc quan được công bố vào tuần trước rằng mức tăng nhiệt độ Trái đất có thể giữ ở ngưỡng 1,9 độ C hoặc 1,8 độ C, nhờ các cam kết được công bố tại các cuộc đàm phán ở Hội nghị COP26, hiện đã bước sang tuần thứ hai và dự kiến kết thúc vào cuối tuần này.

Tuy nhiên, những ước tính này dựa vào các mục tiêu dài hạn của các quốc gia, gồm Ấn Độ, quốc gia phát thải lớn thứ ba trên thế giới, đang hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070.

Tờ The Guardian dẫn lời ông Bill Hare, Giám đốc điều hành Climate Analytics, một trong những tổ chức đằng sau CAT, cho biết ông lo ngại một số quốc gia đang cố gắng miêu tả mục tiêu 1,5 độ C tại COP26 đang gần trong tầm tay, trong khi thực tế còn rất xa mới đạt được mục tiêu này.

Nghiên cứu của CAT cho thấy dựa vào những cam kết tại COP26, lượng phát thải sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, đồng thời chỉ ra khoảng cách giữa cam kết của các quốc gia về phát thải khí nhà kính và kế hoạch thực hiện trong thực tế.

Theo phân tích của CAT, nếu xem xét các chính sách và biện pháp hiện nay, thay vì chỉ tính đến các mục tiêu đã cam kết, thì Trái đất sẽ nóng lên 2,7 độ C.

Ông Niklas Höhne, một trong các tác giả của nghiên cứu, cho biết những phát hiện mới sẽ là “kiểm chứng thực tế” cho các cuộc đàm phán, và nhấn mạnh các mục tiêu dài hạn là tốt, song việc thực hiện trong ngắn hạn của các quốc gia là chưa đủ.

197 quốc gia tham gia Hiệp định Paris năm 2015 được yêu cầu đưa ra 2 mục tiêu tại Glasgow: mục tiêu dài hạn đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào khoảng giữa thế kỷ; và các kế hoạch quốc gia ngắn hạn, được gọi là đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC), đưa ra cam kết giảm phát thải đến năm 2030.

Các nhà khoa học cho biết phải giảm 45% lượng phát thải khí nhà kính trong thập kỷ này để khống chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Các quốc gia chịu trách nhiệm đối với khoảng 90% lượng khí thải toàn cầu hiện đã cam kết mục tiêu trung hòa khí thải vào khoảng năm 2050, trong khi thời hạn này là năm 2060 đối với Trung Quốc và 2070 đối với Ấn Độ.

Tuy nhiên, NDC của các quốc gia để hành động trong thập kỷ tới chưa tương thích với mục tiêu dài hạn. Nếu lượng phát thải trong 2 thập kỷ tới đủ cao, nhiệt độ Trái đất có thể sẽ tăng hơn 1,5 độ C ngay cả khi sau đó, các quốc gia đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Ông Hare cho rằng các quốc gia cần thực hiện các biện pháp ngắn hạn để thu hẹp khoảng cách với mục tiêu dài hạn trung hòa khí thải.

Ông cũng lưu ý không có mâu thuẫn giữa các đánh giá khác nhau, được công bố vào tuần trước bởi Đại học Melbourne (Australia) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khi đưa ra kết luận tương tự dựa trên các mục tiêu dài hạn.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nhiet-do-trai-dat-co-the-tang-hon-24-do-c-vao-cuoi-the-ky/753078.vnp
Minh Hợp
Theo https://www.vietnamplus.vn (ntqnhu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tin mới
Kỹ thuật chăm sóc cây vải sau thu hoạch
Cây vải sau khi thu hoạch quả xong, cành lá thường lởm chởm. Bà con cần dùng kéo cắt cành hoặc dao phát để tỉa những cành tăm, cành vượt...
Quy trình quản lý tổng hợp sinh vật gây hại chính trên nấm linh chi
Nấm linh chi là thảo dược quý đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Trong quá trình trồng nấm linh chi chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề,...
Kỹ thuật thu hái và bảo quản hoa cắt cành
Hoa là một sản phẩm đặc biệt, giá trị của hoa phụ thuộc nhiều vào thời kỳ thu hoạch hoa để bán. Yêu cầu lúc bán là lúc hoa tươi...
Một số lưu ý khi phối trộn thức ăn tinh cho vật nuôi
Trong thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến cho người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Để tận dụng nguyên liệu sẵn có, phát...
Kỹ thuật nuôi ong mật
Nuôi ong lấy mật ngày nay rất phổ biến ở các vùng trên cả nước, con ong cho năng suất cao và mật ong bán rất được giá, các họ...
Kỹ thuật nuôi sò thương phẩm
Sò (sò lông, sò huyết) là động vật thân mềm vừa có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế. Sò còn là đối tượng có khả năng cải...
Giải pháp ứng phó và khôi phục vườn trái cây ăn quả khi hạn hán, xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016, ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục...
Một số giải pháp giúp người chăn nuôi giảm thiệt hại do mưa lũ
Mưa lũ đã làm cho hàng vạn con gia súc gia cầm bị chết, hàng nghìn chuồng, trại chăn nuôi bị ngập úng, sập đổ gây ra thiệt hại vô...
Biện phát vệ sinh, phòng bệnh cho chim bồ câu
Khí hậu Việt Nam quanh năm nóng ẩm vừa là điều kiện có lợi và có hại. Lợi ích mang lại chính là nguồn thức ăn và nước uống cung...
Những lưu ý về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
Từ rất lâu trước đây, để thụ tinh cho heo nái, người chăn nuôi thường sử dụng biện pháp phối giống tự nhiên giữa hai cá thể heo nái và...
Một số bệnh thường gặp ở cá lăng chấm
Cá lăng tuy lớn khỏe nhưng vẫn rất dễ mắc bệnh, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Cá có thể mắc các bệnh do virus, do vi khuẩn hoặc...
Bệnh do vi khuẩn trên cá nuôi lồng, bè và biện pháp phòng trị
Hiện nay tại một số địa phương ở miền bắc có ưu thế mặt nước các sông suối, đầm hồ như Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hòa Bình, Phú...
Một số nguyên tắc trong nông nghiệp hữu cơ
Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần tuân theo các nguyên tắc và logic của thực thể sống bao gồm các yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ...
Phát triển thành công băng dán vết thương kháng khuẩn
TS Ngô Võ Kế Thành, Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao TPHCM đã tạo ra băng dán vết thương kháng khuẩn tiện lợi từ vật liệu...
Phát minh mới: Kẹo cao su giúp đánh bay cơn thèm đồ ngọt ở trẻ em
Sweet Victory đang phát triển loại kẹo cao su có khả năng ngăn chặn cảm giác thèm ngọt bằng cách ngăn các thụ thể đường trên...

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->