Đào tạo [ Đăng ngày (23/03/2024) ]
Tăng tốc đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực công nghệ bán dẫn
Bộ GD&ĐT đang xây dựng kế hoạch hành động trong toàn ngành để thúc đẩy triển khai đào tạo, gia tăng nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, nhất là kỹ sư thiết kế vi mạch.

Sự thiếu hụt nguồn nhân lực cao là điểm nghẽn lớn

Phát biểu tại Hội thảo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn từ các cơ sở giáo dục đại học, ngày 19/10, PGS.TS. Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực công nghệ cao đang là một điểm nghẽn lớn hiện nay trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn.

Hiện nay, có những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới… đã được mở, nhưng thực tế triển khai lại đang đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.

Nguyên nhân chủ yếu nằm ở quy luật khách quan trong quan hệ cung-cầu giữa hệ thống giáo dục đào tạo và thị trường lao động. Người học và các cơ sở đào tạo sẽ ưu tiên lựa chọn, đầu tư vào những ngành nghề có chi phí đào tạo thấp mà thị trường lao động trước mắt có nhu cầu lớn.

Vì vậy, mặc dù ngành công nghệ vi mạch bán dẫn không phải là ngành đào tạo tạo hoàn toàn mới, đã có một số trường đại học lớn triển khai đào tạo từ nhiều năm nay, nhưng số lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp đến nay còn rất thấp.

Để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, bên cạnh sự định hướng rõ nét, nguồn lực hỗ trợ và công cụ điều phối hiệu quả của Nhà nước, rất cần sự chủ động vào cuộc của các cơ sở giáo dục đại học, kết hợp cùng các tập đoàn, doanh nghiệp, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đi trước một bước, từ đó thu hút đầu tư, phát triển thị trường lao động.

Bộ GD&ĐT đang xây dựng kế hoạch hành động trong toàn ngành để thúc đẩy triển khai đào tạo, gia tăng nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, nhất là kỹ sư thiết kế vi mạch.

Để thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng này, không ai khác chính là các cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò chủ yếu. Theo số liệu thống kế của Bộ GD&ĐT, hiện nay có khoảng 35 cơ sở giáo dục đại học có khả năng tham gia, tuy nhiên số lượng cơ sở đào tạo có kinh nghiệm, có truyền thống còn rất ít.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, để có thể tăng nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ vi mạch đáp ứng yêu cầu phát triển, trước tiên cần tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học, cả về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và công nghệ, chương trình đào tạo, công cụ phần mềm…

Đồng thời cần có những giải pháp để thu hút những sinh viên đang học các ngành phù hợp, ngành gần; thu hút nhiều hơn nữa những học sinh phổ thông đăng ký vào học những ngành, chuyên ngành này.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy hợn tác giữa các cơ sở giáo dục đại học, giữa các cơ sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp sử dụng nhân lực, với các địa phương nơi các doanh nghiệp đang đầu tư hoặc sẽ đầu tư, nhằm chia sẻ tầm nhìn, kinh nghiệm, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực…

Cần có chiến lược cấp quốc gia về đào tạo nhân lực

Góy ý và đề xuất các giải pháp tại hội thảo, PGS.TS. Trần Mạnh Hà (ĐHQG TPHCM) cho rằng, cần có chiến lược cấp quốc gia về công nghệ bán dẫn để huy động các nguồn lực lâu dài: "Vạch ra chiến lược kế hoạch, hành động cụ thể không chỉ trong ngắn hạn mà phải trong dài hạn tối thiểu 20 năm".

Ngoài ra, cần đẩy mạnh mở thí điểm ngành thiết kế vi mạch cho các trường đủ năng lực, cơ chế xác định chỉ tiêu phù hợp cho ngành thiết kế vi mạch (đại học và sau đai học); có cơ chế phối hợp và chia sẻ phòng thí nghiệm dùng chung do đầu tư phòng thí nghiệm rất tốn kém.

Đề xuất các chính sách, PGS.TS. Nguyễn Hồng Hải (Đại học Đà Nẵng) cho rằng, phải có chính sách thu hút các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu cụ thể là thủ tục visa; chính sách đầu tư cơ sở vật chất, phần mềm hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu dùng chung cho các trường đại học thông qua Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và riêng cho các trường đại học trọng điểm.

Đồng thời xây dựng chính sách, quy định cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, lập và phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh vi mạch bán dẫn ở Việt Nam; chính sách hỗ trợ trường đại học đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia phục vụ đào tạo, nghiên cứu; rồi chính sách về học bổng, học phí, ưu đãi tín dụng và các chính sách khác thúc đẩy người học quan tâm, kiên trì theo đuổi lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng nhấn mạnh, Đại học Đà Nẵng là nơi đào tạo và cung cấp cho xã hội hàng chục vạn cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong thời gian qua, với sự đầu tư từ Bộ GD&ĐT và các nguồn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, Đại học Đà Nẵng đã đầu tư một số phòng thí nghiệm liên quan về chíp bán dẫn tương đối hiện đại và đồng bộ. Những yếu tố này sẽ là tiền đề hết sức quan trọng cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn tại khu cực miền Trung-Tây Nguyên.

Cơ hội để hiện đại hoá hệ thống giáo dục đại học về khoa học kỹ thuật

Phát biểu kết luận hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, thời điểm lúc này là một thời cơ lớn mà ngành giáo dục cần tận dụng, khi mà dịch chuyển FDI toàn cầu, quan hệ quốc tế thay đổi, vị thế Việt Nam được tăng cao, với tiềm lực của doanh nghiệp, trường đại học, sự quan tâm của lãnh đạo như hiện nay thì rõ ràng thời cơ đã chín muồi.

"Chúng ta nhiều lần nghe rằng giáo dục đại học Việt Nam chưa đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao, vì thế nếu phát triển, đào tạo, nghiên cứu được lĩnh vực công nghiệp bán dẫn thì sẽ thấy được sự thay đổi bộ mặt hệ thống đại học. Đây là cơ hội để hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học trong đó các trường về khoa học kỹ thuật. Chúng tôi xác định đây sẽ là một trong các nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên số một, là mũi nhọn trong các chỉ đạo chuyên môn phần giáo dục đại học, trước hết là trong 2024 và các năm sau", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, đây là lĩnh vực cần công nghệ cao, cần đầu tư cao với tinh thần chất lượng cao. Nếu các trường chứng minh khả năng, quyết tâm, Bộ GD&ĐT sẵn sàng cho tuyển sinh sớm, ban hành thông tư, quy chế đặc biệt cho ngành này, để thu hút được chuyên gia, liên kết đào tạo và sử dụng chương trình của nhau.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng lưu ý các trường phải có dữ liệu, có kế hoạch bài bản chắc chắn trong đào tạo, không phải thấy lạc quan mà tuyển sinh ào ạt.

"Bộ GD&ĐT sẽ chuẩn bị về mặt thể chế, cái gì làm được thì làm ngay. Trong thời gian ngắn nhất hình thành chuẩn chương trình đào tạo cho nhóm chuyên gia này. Xác định mục tiêu tổ chức tuyển sinh theo một cơ chế đặc biệt, nhưng vẫn phải đảm bảo các cơ chế về chất lượng", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Minh Trang
Theo www.nhandan.vn (hthtam)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tin mới
Học tập suốt đời gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Trên 190 đại biểu đến từ 9 hội khuyến học huyện, thành và hội khuyến học cấp xã; cùng đại diện một số sở, ban, ngành, đơn vị tham dự...
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Giáo dục Thái Nguyên
Ngày 7-3, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị “Chuyển đổi số ngành Giáo dục Thái Nguyên: Thay đổi nhận thức, hành động mạnh mẽ”. Dự Hội...
Bước tiến mới ứng dụng kỹ thuật phân tích gen trong tầm soát sớm và chẩn đoán ung thư
Đó là chủ đề Hội thảo khoa học diễn ra chiều 5-3 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, với sự tham gia của hơn 100 đại biểu là lãnh...
Loại nhựa nano mới mở đường cho chiếu sáng đường phố bền vững
Một nghiên cứu hợp tác giữa Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc vương Abdullah (KAUST) và Thành phố Khoa học và Công nghệ Quốc vương Abdulaziz (KACST) đã...
Phương pháp học máy nâng cao độ chính xác của việc phát hiện cảm xúc
Các nhà nghiên cứu Jian Xie và Dan Chu từ Đại học Sư phạm Phụ Dương, Trung Quốc, đã phát triển một phương pháp học máy mới nhằm nâng cao...
Công cụ AI mới phát hiện tin giả với độ chính xác 99%
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Keele đã phát triển một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới có khả năng phát hiện tin giả với độ chính...
Nghiên cứu tối ưu hóa trò chơi đố vui
Các nhà nghiên cứu Kara L. Combs và Trevor J. Bihl từ Đại học Wright State, Dayton, Ohio, Hoa Kỳ, đã phát triển một phương pháp tự động hóa việc...
Khám phá cách tế bào tạo ra “Túi rác” để loại bỏ chất thải
Các nhà khoa học quốc tế, do Viện Walter và Eliza Hall (WEHI) thực hiện, đã đạt được một bước đột phá trong việc hiểu cách các tế bào bắt...
Phát hiện ra tiếng "la hét" thầm lặng của tế bào da
Nghiên cứu gần đây của Đại học Massachusetts Amherst đã thách thức giả định lâu nay về vai trò của tế bào biểu mô trong việc giao tiếp điện....
Phát triển năng lực số cho học sinh THPT
Lần đầu tiên, học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được học thiết kế website. Những kiến thức tưởng chừng chỉ có ở giảng đường đại học nay...
Mối quan hệ giữa việc tiêu thụ bơ của mẹ trong thời kỳ mang thai và các kết quả dị ứng ở trẻ sơ sinh
Một nghiên cứu do Hass Avocado Board phối hợp với các nhà nghiên cứu từ Đại học Đông Phần Lan đã xem xét mối quan hệ giữa việc tiêu thụ...
Khí thải từ nấu ăn cạnh tranh với nhiên liệu hóa thạch là nguồn gây ô nhiễm ozone ở Los Angeles
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) phát ra từ hoạt động nấu ăn hiện chiếm hơn một phần tư lượng ozone được tạo ra từ VOC do...
Can thiệp phẫu thuật sớm có hiệu quả ở trẻ em bị rối loạn hô hấp khi ngủ
Một nghiên cứu ngẫu nhiên kéo dài 12 tháng do các nhà nghiên cứu từ Mass General Brigham thực hiện đã chỉ ra rằng phẫu thuật cắt bỏ amidan và...
Nghiên cứu người lớn tuổi có khả năng chống lại bệnh cúm gia cầm tốt hơn trẻ em
Các nghiên cứu gần đây từ Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania cho thấy những người trưởng thành lớn tuổi có thể có khả năng chống lại nhiễm cúm...
Giảm tuổi năng lượng sinh học có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Một nghiên cứu từ Đại học Y Weill Cornell cho thấy tuổi sinh học năng lượng của một người, tức là mức độ trẻ trung trong khả năng tạo năng...



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->