
2. Thu thập thông tin chi tiết về dữ liệu khách hàng
Với đặc thù các hoạt động tương tác, giao dịch đều diễn ra trên nền tảng trực tuyến, doanh nghiệp có ưu thế vượt trội so với hình thức thương mại truyền thống trong việc có được các thông tin nhu cầu, thói quen, mong muốn tiêu dùng, ý kiến phản hồi về sản phẩm,… của khách hàng. Các dữ liệu này được coi như mỏ vàng cho các doanh nghiệp trong việc phân tích và đưa ra các điều chỉnh kịp thời nhằm mang lại các trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng, từ đó nâng cao khả năng thu hút khách hàng mới cũng như tăng mức độ gắn bó của khách hàng sẵn có.
3. Tiếp cận khách hàng mới
Theo một số nghiên cứu, 82% (7) người tiêu dùng tại Mỹ và 87% (8) người tiêu dùng tại Đan Mạch tìm kiếm các thông tin về sản phẩm định mua, thực hiện kiểm tra hàng, so sánh dịch vụ,… thông qua các kênh trực tuyến trước khi ra quyết định mua hàng. Xu hướng này giúp các nhà bán lẻ trực tuyến dễ dàng đẩy mạnh các thông điệp quảng cáo tới người tiêu dùng thông qua các kênh tìm kiếm, mạng xã hội. Bên cạnh đó, với đặc thù là kênh bán hàng không biên giới, thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với tập khách hàng tiềm năng rộng lớn không phụ thuộc vị trí địa lý, qua đó nâng cao cơ hội gia tăng khách hàng mới cho doanh nghiệp.
4. Tối ưu hoạt động bán hàng
Gian hàng thương mại điện tử không bị giới hạn thời gian mở cửa như các cửa hàng truyền thống, cho phép doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi nhuận thông qua tăng thời gian bán hàng, đồng thời tăng cơ hội tiếp cận với những khách hàng quá bận rộn để mua sắm trong giờ mở cửa thông thường của cửa hàng truyền thống.
Nguồn tham khảo
(1)(2)(3)(4)(5) Statista. E-commerce worldwide statista dossier
(6) Facebook. Business news digital consumers of tomorrow here today
(7) Statista. Types of research conducted before purchasing a product us
(8) Statista. Researching products before online purchase in denmark
(9) Trungtamwto. 2021 Báo cáo TMDT