Xã hội-Nhân văn

1. Bắc Phi: Ở Ai Cập, đám cưới là một công việc mang tính gia đình và là sự kết hợp của hai cuộc đời, hai gia đình. Trong đám cưới, cô dâu luôn đóng vai trò đặc biệt và rất được coi trọng vì cô dâu chính là cây cầu nối giữa tổ tiên với thế hệ tương lai. Sở dĩ cô dâu được coi trọng hơn chú rể còn vì rất có thể sau này cô sẽ sinh ra một đứa trẻ đầy sức mạnh, cây đại thụ của gia đình.
Cuộc sống nổi là triển lãm nghệ thuật do gallery Queensland tổ chức từ ngày 1-8 đến ngày 18-10-2009 tại Australia. Triển lãm trưng bày một phần trong bộ sưu tập các tác phẩm liên quan đến sợi dệt của nghệ sĩ thổ dân Australia, như một cam kết của gallery trong việc gìn giữ, ngợi ca vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo của một nền văn hóa bản địa đang đối diện với nguy cơ bị hủy diệt bởi tiến trình toàn cầu hóa. Các tác phẩm trong triển lãm là sự kết hợp tài tình giữa cái gọi là tác phẩm nghệ thuật và sản phẩm thủ công hữu dụng.
Nghệ thuật chạm trổ trên đá là một phần không thể thiếu của văn hoá châu Phi. Những bức tranh khắc trên đá hay những mẫu vật đá được tìm thấy tại nhiều nước châu Phi như Liberia, hoang mạc Sahara, Algeria và Nam Phi. Hầu hết các tác phẩm này được sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 5 và thế kỷ 2 trước Công nguyên.
Nguyên thuỷ của tên ''Australia'' được tạo nên bởi một thuật ngữ bằng tiếng Hy Lạp “Terra Australis Incognita”. Terra có nghĩa là mảnh đất, Australis có nghĩa là ở phía Nam, Incognita có nghĩa là vô chủ hoặc là không biết. Kết hợp những chữ đó lại với nhau ta có được một định nghĩa: một mảnh đất không được biết đến ở phía Nam. Thuật ngữ này lần đầu tiên được nhà địa lí Ptolemy dùng vào thế kỉ II. Ông đã phác hoạ một tấm bản đồ về vùng bờ biển đã được biết đến của Châu Á và một vùng đất lớn chưa được biết đến ở phía Nam châu lục này.
Lục địa Australia thuở xa x¬a đã từng trải dài về phía nam đến tận Nam cực, còn phía bắc thì tiếp giáp với dải đất liền vùng Đông Nam châu á. Đó là xứ sở của băng tuyết, của núi non, của những khu rừng rậm nhiệt đới, những đồng bằng phì nhiêu và cả những hoang mạc khô cằn.
Nói "thẻ xanh" bởi anh Lê Đình Ba hiện là người Việt duy nhất được Chính phủ Solomon cấp visa dài hạn 2 năm/lần. Đã 8 năm nay anh thường xuyên đi lại giữa VN và Solomon. Mỗi chuyến đi dài từ 3 đến 5 tháng. Nhân viên phi trường Honiara quen mặt anh đến nỗi, mỗi khi anh qua cửa khẩu, họ vỗ vai: "Welcome home!". Những câu chuyện lạ dưới đây được chúng tôi ghi lại trên nền lời kể của anh, cùng những tư liệu anh mang về VN.
Đá là đặc trưng cơ bản của núi (núi đá), mà núi là chốn linh thiêng, là nơi thông linh giữa trời và đất. Cho nên, đá có thể là phương tiện để truyền đạt mong muốn của con người với các thế lực siêu nhiên khác. Con người đã biết dùng đá vào các hành động mang tính chất ma thuật của họ để đạt được mục đích cầu mùa, mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi và gia đình sung túc.
1. Tín ngưỡng phồn thực (belief in fertility)([1]) - tục cầu sinh sôi, nảy nở, con đàn cháu đống, hòa cốc phong đăng,…. là một trong những hình thái tín ngưỡng sơ khai của các cộng đồng cư dân nông nghiệp thời tiền sử, từng tồn tại phổ biến ở các khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Biểu hiện dễ nhận thấy của hình thức tín ngưỡng này là tục “săn đầu – tế máu”([2]) (cùng các “biến thể” của chúng – “lễ đâm trâu”/chọi trâu) và các hình thức tôn thờ hành vi giao phối cũng như thờ sinh thực khí của nam và nữ (âm vật – dương vật /linga- yôni). Về sau, do ảnh hưởng của luân lý Khổng giáo, các hình thức tín ngưỡng phồn thực bị xem là “dâm bôn, bậy bạ([3]), chúng bị mai một dần và cho tới nay – về cơ bản, chỉ còn lại những dấu tích mờ nhạt, thậm chí – trong nhiều trường hợp, không phải bao giờ cũng dễ dàng nhận ra chúng([4]).
Trên thế giới có nhiều hệ thống pháp luật cùng tồn tại. Đó là hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Thông luật, hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật Tôn giáo (hay còn gọi là hệ thống Luật Hồi giáo).
Myanmar (Miến Điện) thường được coi là đất nước chùa Vàng. Bao nhiêu năm tháng trôi qua, người ta đã gọi Myanmar với cái tên gọi đầy hình tượng và màu sắc như thế. Những ai tìm hiểu về văn hóa Myanmar và từng được đến với đất nước có hàng nghìn ngôi chùa, mà nổi tiếng nhất là chùa Vàng Shue Dagon, thì đều đồng tình với đôi dòng cảm xúc về cái tên gọi rất mộc này: “Tên gọi đó đã gợi lên sự cổ kính với một nét huyền bí, rất phương Đông!” (1). Cùng với quá trình phát triển của lịch sử Myanmar là quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa đa dạng, phong phú của dân tộc Miến. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến một số phong tục và lễ hội Myanmar mang đậm màu sắc Phật giáo.

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->