Xã hội-Nhân văn

Nghi lễ Chầu văn của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể thuộc lĩnh vực Tập quán xã hội và tín ngưỡng, ra đời và phát triển trước hết gắn với tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tứ phủ, được thực hành ở nhiều vùng, miền của đất nước, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ.
Đảo Lý Sơn thuộc huyện Lý Sơn, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 18 hải lý, gồm đảo Lớn (Cù lao Ré), đảo Bé (Cù lao Bờ Bãi) và hòn Mù Cu. Đảo có diện tích tự nhiên 9,97 km2, dân số trên 19.800 người. Toàn huyện đảo có 3 xã: An Hải, An Vĩnh và An Bình. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thường được các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa xưa (như họ Võ, họ Phạm…) tổ chức vào dịp "cúng việc lề" của họ và do cộng đồng tổ chức tại đình làng vào ngày 15, 16 tháng 3 Âm lịch.
Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo ở thôn Chúng Chải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thường được tổ chức vào ngày 06 tháng 6 Âm lịch, trừ trường hợp ngày đó trùng vào ngày Mùi hoặc ngày Dậu (ngày được coi có tượng là Dê và Gà - hai con vật được đem làm đồ tế lễ) thì có thể tổ chức sớm hoặc muộn hơn.
Đền Thượng thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, nơi hợp lưu giữa sông Nậm Thi và sông Hồng. Đền được lập nên để thờ Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), người đã có công ba lần đánh thắng quân Nguyên.
Lễ hội chùa Côn Sơn, còn gọi là Lễ hội Côn Sơn hay Lễ hội chùa Hun, bắt nguồn từ ngày giỗ Trúc Lâm đệ tam Tổ - Huyền Quang (thế kỷ XIV), thường được tổ chức tại chùa Côn Sơn (Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự), nằm dưới chân núi Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun.
Bảo tàng Thành phố Cần Thơ chính thức khánh thành và đi vào hoạt động ngày 31/8/2001. Cũng như nhiều bảo tàng khác, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bảo tàng Thành phố Cần Thơ là không ngừng tăng cường sưu tầm hiện vật, kiện toàn kho hiện vật, từng bước xây dựng những bộ sưu tập có giá trị, nhằm góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản của dân tộc, phục vụ cuộc sống đương đại và chuyển giao cho các thế hệ sau.
Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima (còn được gọi là Genbaku Dome hay A-Dome Bomb) là một phần kiến trúc duy nhất còn lại (ở dạng xương “kết cấu”) của một toà nhà thuộc khu vực gần tâm nơi quả bom nguyên tử đầu tiên do quân đội Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản lúc 08 giờ 15 phút ngày 06/8/1945, gây ra cái chết cho khoảng 140.000 người dân. Khi bắt đầu tái thiết Hiroshima, chính quyền thành phố đã quyết định bảo quản nguyên trạng toà nhà này và biến nó trở thành một đài tưởng niệm nổi tiếng với cái tên Vòm bom nguyên tử - Genbaku Dome.
Ngày 1 tháng 8 năm 2010, tại kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới tại Brazil, làng cổ Hahoe của Hàn Quốc đã được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Festival Tohoku Rokkon là sự hội tụ sáu lễ hội lớn của 6 thành phố trong tỉnh Tohoku, để thắp lên ngọn lửa sáng, như một tín hiệu cho sự hồi sinh của vùng đất này sau thảm hoạ thiên tai năm 2011. Liên hoan hàng năm thu hút gần 300.000 người tham gia và khoảng 400.000 khách tham quan các thành phố Sendai, Morioka, Fukushima..., là sự khẳng định sức sống mạnh mẽ và thể hiện tinh thần kiên cường của người dân trong tỉnh Tohoku.
Lễ hội Yên Thế (07/06/2014)
Lễ hội Yên Thế được bắt nguồn từ lễ hội cầu mùa ở Phồn Xương. Từ xa xưa, cư dân làng Trung, xóm Trung, xóm Chẽ và thôn Đồng Nhân thường tổ chức lễ hội này tại đình và đền Phồn Xương, thuộc thị trấn Cầu Gồ và xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 (Âm lịch). Trong thời kỳ khởi nghĩa Yên Thế, Hoàng Hoa Thám (tức Đề Thám) - lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa, đã đổi lịch tổ chức hội này sang trung tuần tháng Giêng.

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->