Hoạt động

Gần đây, Công ty TNHH Hy Thịnh phát hiện một doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đã và đang kinh doanh hàng nhái nhãn hiệu của họ. Có đến ba trong số bốn nhãn hiệu của Công ty Hy Thịnh được doanh nghiệp này sử dụng cho sản phẩm của mình. Đó là các nhãn hiệu SUNRISE, SELBO và TOPU.
Ngày 20/4/2011, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký ban hành Thông tư số 03/2011/TT-BKHCN hướng dẫn tuyển chọn và quản lý dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015.
TS Phan Đức Tác có bằng sáng chế do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Nhiều đơn vị đã ứng dụng kỹ thuật nêu trong sáng chế cho các công trình bảo vệ bờ. Thế nhưng, dường như không có ai nghĩ đến việc trả tiền cho tác giả sáng chế. Thậm chí, có đơn vị còn đòi kiện ngược lại tác giả...
TP - Phân biệt như thế nào giữa bột giặt TOMOT với bột giặt OMO khi hai chữ T đã được làm mờ tối đa, hoặc phân biệt giữa nước khoáng LaVie với TaVie khi màu sắc, kiểu dáng nhãn hiệu na ná nhau? Vi phạm sở hữu trí tuệ kiểu ăn theo thương hiệu lớn đang gia tăng với mức độ ngày càng tinh vi.
(Dân Việt) - Công tác đầu tư của Nhà nước cho đào tạo và phát triển giống lúa được ưu tiên. Tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ giống lúa được đăng ký bảo hộ còn rất hạn chế.
(PL)- Ngày 27-4, ông Lê Quang Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất kinh doanh rượu Bàu Đá Bình Định, cho biết Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KH&CN đã đồng ý cấp bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể rượu Bàu Đá cho hiệp hội này.
Với mục tiêu nâng cao giá trị thương mại của hành tỏi Lý Sơn và hiệu quả sản xuất hành tỏi của người dân Lý Sơn, Sở KH&CN Quảng Ngãi đã đề xuất và được Cục Sở hữu trí tuệ cho phép thực hiện dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Lý Sơn cho sản phẩm tỏi của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”.
Với hình ngọn lửa đỏ cháy lên từ lòng chữ V của dòng chữ PETROVIETNAM trên nền xanh, nhãn hiệu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã trở thành quen thuộc không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Mặc dù Petrovietnam đã ban hành Quy chế sử dụng (SD) nhãn hiệu (NH) Tập đoàn (TĐ) cách đây gần 2 năm, thế nhưng đến nay mới có khoảng 50% các công ty, đơn vị SD NH TĐ ký Hợp đồng chuyển quyền SD NH TĐ…
Một tình trạng khá phổ biến hiện nay là khi các doanh nghiệp “khát” sáng chế để cải tiến năng suất, chất lượng thì các nhà sáng chế lại “ôm” bằng sáng chế mà không biết để làm gì? Làm thế nào để thương mại hóa sáng chế là vấn đề được mọi người đặc biệt quan tâm tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Thúc đẩy hoạt động sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội” do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức mới đây.
Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cũng xảy ra ngày càng nhiều hơn. Tranh chấp sở hữu trí tuệ là một loại tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp thương mại cụ thể, bởi vậy việc giải quyết loại tranh chấp này dựa trên cơ sở nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định chung trong Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, đây là loại tranh chấp đặc thù xuất phát từ tính chất vô hình của các đối tượng sở hữu trí tuệ; hơn nữa đây lại là loại tranh chấp còn tương đối mới mẻ. Thực tế cũng chỉ ra rằng, việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết loại tranh chấp này, cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện cũng là nguyên nhân cơ bản.





Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->