Khám phá nguồn gốc nước trên trái đất: hydro bất ngờ trong thiên thạch
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford đã thách thức lý thuyết cho rằng nguồn nước trên trái đất chủ yếu đến từ các vụ va chạm với tiểu hành tinh.

Sinh vật

Một loài thực vật trong suốt (không có diệp lục) lần đầu tiên được ghi nhận sống ở vĩ độ cao nhất Việt Nam tại một khu rừng ở Thanh Hóa.
Một loài thực vật mới thuộc họ Thu hải đường, có tên Thu hải đường hoa thưa đã được phát hiện trong rừng kín thường xanh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông.
Nghiên cứu mới cho thấy loài rùa biển đang ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách làm tổ sớm hơn.
Nấm Pyricularia oryzae là một trong những đối tượng gây bệnh đạo ôn ở cây lúa. Cơ chế lây nhiễm là xâm nhiễm trực tiếp qua màng sinh chất, tiết ra độc tố tế bào và hình thành tế bào truyền nhiễm chuyên gây bệnh cho cây lúa ở một số loài (Muni & Nadarajah, 2014). Vì vậy, chế phẩm chứa các hoạt chất sinh học từ vi sinh vật có khả năng kháng nấm gây bệnh và không gây hại cho con người với môi trường, là biện pháp đầy tiềm năng để quản lý nấm gây bệnh trên lúa. Thuộc nhóm vi sinh vật có lợi, vi khuẩn và xạ khuẩn vùng rễ được biết đến là nhóm ứng dụng khả năng đối kháng trong việc phòng trị bệnh do nấm gây ra. Nghiên cứu này đã sàng lọc được 11 chủng xạ khuẩn và 10 chủng vi khuẩn có hoạt tính chitinase cao, từ 09 mẫu đất vùng rễ lúa tại tỉnh Kiên Giang.
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây ra trên nhiều loại cây trồng. Trong đó, ớt là một trong những cây trồng bị ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng. Ở Việt Nam, Lâm Đồng là một trong những địa điểm trồng ớt nhiều nhất cả nước và bị ảnh hưởng nhiều do bệnh thán thư gây ra. Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm sinh học được hướng đến trong phòng trừ bệnh hại trên cây trồng vì vừa hiệu quả vừa an toàn. Trong các đối tượng vi sinh vật, vi khuẩn Pseudomonas có nhiều cơ chế đối kháng với các nấm gây bệnh thán thư. Trên cơ sở đó, nghiên cứu phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn Pseudomonas sp. có khả năng đối kháng tốt với nấm Colletotrichum scovillei gây bệnh trên cây ớt ở Lâm Đồng đã được thực hiện.
Aeromonas hydrophila (A. hydrophila) là một trong những vi khuẩn gây bệnh và làm tổn thất đáng kể cho nghề nuôi cá ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Nhiều giải pháp điều trị bệnh khác nhau đã được áp dụng nhưng việc kiểm soát vi khuẩn này vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập được thể thực khuẩn (TKT/phage) có khả năng ly giải vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá điêu hồng nuôi lồng bè ở tỉnh Vĩnh Long.
Đậu phộng là loại cây thực phẩm, cây lấy dầu có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, tình trạng nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây. Do đó, việc nghiên cứu và phát triển một sản phẩm sinh học giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cây đậu phộng trong điều kiện nhiệt độ tăng cao là một vấn đề đang được chú trọng quan tâm.
Khám phá mang tính đột phá của các nhà nghiên cứu tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, dẫn đầu bởi Tiến sĩ David Omer từ Trung tâm Khoa học Não bộ Safra (ELSC) và nghiên cứu sinh Guy Oren, đã làm sáng tỏ cách giao tiếp tinh vi của loài khỉ marmoset. Họ phát hiện những con khỉ này sử dụng tiếng kêu đặc biệt, gọi là "tiếng kêu phee", để nhận dạng và giao tiếp với nhau.
Có một loài chim nổi bật có khả năng bay ở độ cao ấn tượng là kền kền Rüppell (Gyps rueppelli), với ghi nhận đã bay lên tới 37.100 feet (khoảng 11,3 km). Đây là chiều cao tương đương hoặc thậm chí vượt quá độ cao mà máy bay phản lực thương mại thường hoạt động, từ 33.000 đến 42.000 feet (khoảng 10-13 km).
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida (UF) đã phát hiện rằng những loài chim bay cao sử dụng phổi của chúng để điều chỉnh cơ học bay, một khám phá có thể thay đổi hiểu biết của chúng ta về cách chim và các loài động vật khác bay. Những loài chim bay cao - như chim ưng, đại bàng, thậm chí cả kền kền - có thể bay cao trên không trung, hiếm khi vỗ cánh.
Trước 1 2 3 4 5 [6] 7 8 9 10 Tiếp

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->