Tự nhiên

Nghiên cứu do các tác giả Phạm Văn Lực, Nguyễn Hoàng Tú, Phan Minh Trí, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Hữu Nghị, Đoàn Thị Kiều Tiên, Nguyễn Thị Thu Nga - Trường Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm xác định hiệu quả phòng trị bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông trên lúa ở điều kiện nhà lưới khi xử lý hỗn hợp huyền phù hai chủng vi khuẩn Bacillus 55 và Bacillus 61 ở các mật số khác nhau và các biện pháp xử lý khác nhau gồm ngâm hạt kết hợp tưới đất, hoặc phun lá, hoặc ngâm hạt kết hợp tưới đất và phun lá đối với đạo ôn lá; phun qua lá đối với đạo ôn cổ bông nhằm tìm ra biện pháp xử lý tối ưu trong phòng trừ bệnh đạo ôn.
Nghiên cứu do các tác giả Lê Trung Can, Trần Phước Lộc - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm góp phần làm đa dạng hơn các mô hình dự báo chính xác và kịp thời, từ đó hỗ trợ thêm thông tin cho các cơ quan chức năng và cộng đồng trong việc chuẩn bị và ứng phó với những thách thức về thời tiết và biến đổi khí hậu, đồng thời bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên trong vấn đề dự báo dữ liệu chuỗi thời gian.
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Trường Long, Nguyễn Gia Huy, Võ Quan Linh, Nguyễn Huỳnh Đức - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện khảo sát tính chất điện tử và tính toán đặc tính cơ học - quang học cho các cấu trúc mới của vật liệu thiếc sulfide và thiếc selenide cho ứng dụng quang điện tử.
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Hải Đăng - Trường Đại học Nam Cần Thơ, Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Tiên - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Hiện nay, quản lý rác thải nhựa đang gặp nhiều thách thức khi các phương pháp hiện tại không chỉ tốn kém mà còn gây hại cho môi trường. Những giải pháp thay thế phổ biến như ống hút giấy ướt, lại có nhiều hạn chế về khả năng thay thế nhựa. Để giải quyết vấn đề này, công ty MetaCycler BioInnovations đã phát triển một sản phẩm nhựa sinh học mới, kết hợp những đặc tính linh hoạt của nhựa truyền thống nhưng hoàn toàn có thể phân hủy sinh học.
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong ở ong mật có thể giảm đáng kể nếu việc điều trị loài ve Varroa ký sinh được thực hiện trong một khung thời gian cụ thể. Ve Varroa destructor là loài ký sinh trùng ăn ấu trùng ong, và nếu không được xử lý đúng lúc, chúng có thể gây tàn phá toàn bộ đàn ong, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nuôi ong.
Hoài sơn được sử dụng rộng rãi như một loại cây thực phẩm và thảo dược ở các nước châu Á. Nghiên cứu thực hiện bởi Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Quỳnh Nga, Nguyễn Thị Phương, Trịnh Văn Vượng, Nguyễn Thị Hương, Trần Thị Lan thuộc Viện Dược liệu tập trung giám định tên khoa học và đánh giá chất lượng (hoạt chất allantoin) của các mẫu Hoài sơn thu thập tại tỉnh Đắk Lắk nhằm tìm kiếm các dữ liệu nhận biết và khuyến cáo loài Hoài sơn phù hợp cho phát triển tại nơi này và các khu vực có điều kiện tương tự. Trong nghiên cứu, tổng số 4 mẫu Hoài sơn thu thập ở tỉnh Đắk Lắk được giám định và đánh giá hoạt chất. Thí nghiệm áp dụng phương pháp hình thái so sánh để xác định tên khoa học các mẫu thu thập.
Nghiên cứu gần đây của Đại học Minnesota cho thấy việc kết hợp gieo trồng cây bản địa với các nỗ lực loại bỏ cây xâm lấn có thể tạo ra chuyển biến tích cực trong cuộc chiến chống lại cây hắc mai gai (buckthorn). Đây là một trong những loài xâm lấn phổ biến nhất tại Minnesota, gây ra nhiều thiệt hại cho hệ sinh thái địa phương. Mỗi năm, tiểu bang chi hàng triệu đô la cho công tác loại bỏ loài cây này khỏi các cánh rừng và khu vực rừng, nhưng phần lớn các nỗ lực này chỉ mang lại kết quả tạm thời, vì cây hắc mai gai nhanh chóng tái lập sự thống trị trong những năm tiếp theo.
Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí PNAS cho thấy các loài di cư có thân hình lớn, như cá hồi Đại Tây Dương, đang phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh nhiệt độ gia tăng mở ra những môi trường sống mới ở rìa cực trong phạm vi phân bố của chúng. Dựa trên bộ dữ liệu khổng lồ gồm hơn 10.000 chuỗi thời gian và 600 loài cá khác nhau, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển mà còn tác động đến những loài sống ở môi trường nước ngọt.
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ còn chưa đến một phần tư diện tích rừng mưa nhiệt đới trên toàn cầu có khả năng bảo vệ hàng ngàn loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Nghiên cứu này do Giáo sư James Watson đến từ Đại học Queensland thực hiện, tập trung vào việc đánh giá tình trạng hiện tại của các khu rừng mưa nhiệt đới còn nguyên vẹn và ít bị xáo trộn.
Trước 1 2 3 4 5 [6] 7 8 9 10 Tiếp
Xã hội-Nhân văn  
 
Sống chậm lại – yêu thương nhiều hơn
Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Trong guồng quay đó, mọi người đã có lúc bỏ lỡ những giá trị của cuộc sống thậm chí không còn chút khoảng lặng để chính mình được nghỉ ngơi rằng tại sao lại sống vội vã đến thế. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->