Hoạt động

Tham gia vào Công ước Bern đồng nghĩa với việc bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sử dụng sản phẩm trí tuệ của người khác đều phải trả tiền bản quyền. Ðó là quy định chung của quốc tế.
Chưa tròn 5 năm tuổi, từ một cơ sở nhỏ ở địa chỉ 14/34, Nguyễn Đình Chiểu, Châu Đốc, Tài Ngân quyết tâm làm thương hiệu. Đầu tiên là làm sao giữ được chất lượng và kéo dài hạn sử dụng trong một năm. Cái khó là giảm độ mặn sản phẩm nhưng lại tăng thời hạn sử dụng.
Vị ngọt và hương thơm của sản phẩm Ngọc Trang đã khiến một đối tác Nhật Bản đầu tư 20.000 đô - la hùn hạp làm ăn. Với bản hợp đồng này, cơ sở Ngọc Trang lo tổ chức sản xuất, đối tác Nhật lo tìm thị trường xuất khẩu. Mỗi năm cơ sở Ngọc Trang xuất vài trăm tấn đường thốt nốt vào thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Mỹ và một số nước Châu Âu qua liên doanh này.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ KH-CN, Sở KH-CN tỉnh Kon Tum đã xây dựng được chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của Quảng Nam và Kon Tum. Công trình này đã hé mở tín hiệu vui cho loài sâm vốn có xuất xứ từ đỉnh núi quanh năm khí hậu mát mẻ này. Ngay sau khi công trình hoàn thành, Quảng Nam và Kon Tum sẽ tiếp tục xây dựng Đề án quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh”, nhằm góp phần nâng cao giá trị của chỉ dẫn địa lý, nâng cao thương hiệu sâm trên thị trường trong nước và thế giới.
Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) đã dần thu hút được sự quan tâm, chú trọng của đông đảo các doanh nghiệp (DN) trong nước. Bởi khi được tham gia Chương trình THQG, các DN không những khẳng định được vị thế của DN mình, quảng bá và định hình thương hiệu trong đông đảo công chúng mà còn nhận được hỗ trợ bởi những cơ chế thiết thực, sự đồng hành của Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng...Nhưng để việc xây dựng thương hiệu có hiệu quả hơn rất cần sự tham gia, đồng hành của cả cộng đồng…
Như một cơ duyên, khi còn làm giám đốc Ngân hàng NN-PTNT Thoại Sơn đi thẩm định vốn vay cho một hộ Khmer làm quạt lá thốt nốt ở núi Ba Thê. Bất ngờ khi biết họ dùng lá thốt nốt để chép kinh Phật giữ lâu tới 200 năm. Cầm chiếc lá thốt nốt vừa trắng, vừa dẻo mềm, khiến ông miên man nghĩ đến chất liệu tranh từ lá thốt nốt.
Sáng 19-8, ông Nguyễn Đức Tỵ - Phó chủ tịch UBND huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Huyện sẽ tổ chức lễ công bố Quyết định của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Muối Sa Huỳnh cho Hợp tác xã sản xuất muối 2 Sa Huỳnh ở xã Phổ Thạnh vào đầu tháng 9-2011. Giấy chứng nhận có hiệu lực kể từ ngày cấp 27-4-2011 đến hết ngày 2-12-2019 (có thể gia hạn) với 557 thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu Muối Sa Huỳnh.
Phát triển thương hiệu luôn luôn gắn liền với việc đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền sở hữu công nghiệp.
Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm cho 12 hợp tác xã, tổ hợp ở một số mặt hàng đặc sản, sản phẩm truyền thống Long An gồm: Hợp tác xã nông nghiệp xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước) với sản phẩm gạo Nàng thơm; 3 hợp tác xã rau an toàn xã Long Khê, xã Phước Hòa và hợp tác xã rau an toàn Đồng Thuận (huyện Cần Đước);…
Công thức biến củ cải trắng thành xá pấu là trộn với muối hột ủ trong vòng 7 ngày. Đơn giản là vậy, nhưng càng ngày Chịt Sa càng ngẫm nghĩ cải tiến để xá pấu của mình thơm và ngon hơn xá pấu của những người khác. Nhờ vậy, nó đã thu phục cảm tình của những người sành ăn nơi mảnh đất vùng sâu vùng xa của tỉnh Trà Vinh.





Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->