Môi trường

Trước nhu cầu cấp bách về hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt, năm 2009 công ty Cổ phần dịch vụ môi trường (CPDVMT) Thăng Long (Hà Nội) đã nghiên cứu thành công "Quy trình và hệ thống xử lý rác” bằng công nghệ đốt tiêu hủy có thu hồi nhiệt năng.
Trước sự nhiễm độc asen trong nước ngầm ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, mới đây các nhà khoa học thuộc phòng Hóa vô cơ – Viện Hóa học đã nghiên cứu chế tạo và ứng dụng thành công hệ thống xử lý nước nhiễm asen và kim loại sử dụng công nghệ NanoVAST. Đây được coi là một giải pháp loại bỏ asen và các kim loại nặng hiệu quả, an toàn và kinh tế. Trên cơ sở công nghệ này có thể thiết kế hàng loạt các hệ xử lý asen cho nước ăn uống sử dụng ở quy mô gia đình, cụm gia đình, cơ quan xí nghiệp, trường học, bệnh viện….
Ngày 4/4, Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối Thịnh vượng chung (CSIRO) cho biết Australia đã mua một radar phân cực đôi lắp đặt trên tàu nghiên cứu mới mang tên "Điều tra viên," nhằm nghiên cứu thời tiết, khí hậu, điều kiện khí quyển trên các đại dương.
Các chất hữu cơ, N và P từ nước thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người là nguyên nhân chủ yếu gây phú dưỡng (eutrophycation) ở các thủy vực nước ngọt. Nguồn nước mặt nội địa của Việt Nam nhất là các hồ và hồ chứa đang bị phú dưỡng ngày càng gia tăng kèm theo đó là sự bùng phát vi tảo bao gồm cả vi khuẩn lam (VKL) độc đã được phát hiện như loài Microcystis aeruginosa, làm mất cân bằng sinh thái và suy giảm chất lượng nước.
Với mục đích nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt cho người dân, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Vật liệu đã nghiên cứu thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu xúc tác và triển khai thiết bị sử dụng vật liệu ô xít hỗn hợp kích thước nanomet hệ Fe –Mn để hấp phụ sắt, mangan và asen trong nước sinh hoạt ở hộ gia đình”.
Bái Tử Long, một phong cảnh đẹp tuyệt vời ở Vịnh Hạ Long - một khu vực di sản thiên nhiên thế giới, đã bị ô nhiễm nặng. Trong khi đó, chính quyền địa phương vẫn bỏ ngoài tai về vấn đề này.
Mỗi năm, hàng triệu tấn tro có hại cho môi trường được sinh ra trên toàn thế giới và hầu hết được đổ xuống các bãi chôn lấp hay ở một số nước, nó được dùng làm vật liệu xây dựng. Một nhà nghiên cứu ở Đại học Lund, Thụy Điển hiện đã phát triển một kỹ thuật sử dụng tro để sản xuất khí hydro.
Ngày 13/03/2013, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức Hội đồng thẩm định dự án: “Hệ thống xử lý khí thải trạm trung chuyển rác hẻm 190, công suất 10.600 m3/giờ” thuộc dự án của Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị TP. Cần Thơ.
Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ đã chế tạo được một hệ thống lọc dựa vào cỏ làm thuốc, có khả năng loại bỏ florua trong nước uống nhanh chóng và dễ dàng. Công nghệ này được mô tả trên số báo tháng 3 của Tạp chí quốc tế Environmental Engineering, sử dụng các bộ phận của cỏ Tridax procumbens làm bộ lọc các bon sinh học cho ion này.
Các nhà hóa học thuộc Đại học South Florida và Đại học KH&CN King Abdullah đã phát hiện ra một loại vật liệu thu giữ và phân tách oxit cácbon hiệu quả, tiết kiệm chi phí và có thể tái sử dụng.
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->