Giải pháp

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng có nhiều tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng truyền thống như dầu, khí đốt, than đá đang dần bị cạn kiệt. TS. Phạm Văn Trình và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu chế tạo và tính chất của pin mặt trời sử dụng cấu trúc lai poly (3,4-ethylene dioxythiophene): poly (styrene sulfonate)/ graphene quantum dots/ vật liệu Si cấu trúc nano/lớp plasmonic bắt sáng gồm các hạt vàng kích thước nano”. Đề tài có hai mục tiêu chính: (i) nghiên cứu tính chất vật liệu cấu trúc lai AuNP/ GQD/PEDOT: PSS và Si cấu trúc nano (SiNW, SiNH và SiNP) và sử dụng để chế tạo pin mặt trời; (ii) xác định hiệu suất và tìm hiểu cơ chế tăng cường hiệu suất của pin mặt trời trong từng trường hợp của cấu trúc lai nói trên.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Texas-Austin đã tìm ra phương pháp sử dụng ánh sáng mặt trời để tách các phân tử oxy ra khỏi nước một cách hiệu quả. Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Communications, đại diện cho một bước tiến trong việc áp dụng hydro như một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng năng lượng.
Hiện nay, các nguồn nhiên liệu hóa thạch có trong tự nhiên trên thế giới như dầu hỏa, than đá, khí ga tự nhiên… ngày càng cạn kiệt, vì vậy việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thay thế thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết. Trong các nguồn năng lượng mới có khả năng lựa chọn như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân, địa năng lượng,… có một nguồn năng lượng hứa hẹn là Pin nhiên liệu.
Trong bối cảnh tăng nhanh về nhu cầu năng lượng, Việt Nam đã nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng sạch và xanh, từ bỏ dần các nguồn năng lượng hóa thạch, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững trong lĩnh vực năng lượng. Chính sách này đã giúp cung cấp điện một cách tích cực, đặc biệt là trong thời gian gần đây tại miền Bắc khi đối mặt với tình trạng thiếu nguồn và tăng cao phụ tải, đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn 2021-2025.
Sự phát triển "nóng" của các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, trong thời gian gần đây đã và đang tạo ra áp lực đối với việc đảm bảo dịch vụ hỗ trợ cho hệ thống điện, do tính không chắc chắn về công suất phát từ nguồn năng lượng tái tạo. Do đó, việc xây dựng các cơ chế pháp lý và kỹ thuật để kiểm soát sự phát triển của các dự án trong lĩnh vực này trở nên rất cấp bách.
Theo Bộ Công Thương, việc cắt giảm các nhà máy năng lượng tái tạo là tình huống bắt buộc trong bối cảnh hệ thống điện quốc gia thừa nguồn và lưới điện quá tải cục bộ.
Chiều ngày 25/4/2024, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã diễn ra Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác về khoa học công nghệ giữa Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường (ISTEE) và Công ty TNHH Một thành viên Ứng dụng công nghệ mới và Du lịch (NEWTATCO).
Với mục tiêu xây dựng phần mềm dự báo công suất phát ngắn hạn của nhà máy điện mặt trời qui mô công nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo, TS. Nguyễn Quang Ninh và nhóm nghiên cứu Viện Khoa học năng lượng đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu phương pháp và xây dựng phần mềm dự báo công suất phát ngắn hạn của nhà máy điện mặt trời ứng dụng trí tuệ nhân tạo” (Mã số: VAST07.01/21-22). Đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm KHCNVN xếp loại A.
Nhiệm vụ: “Nghiên cứu chế tạo màng phủ chống phản xạ cho kính tấm nhằm ứng dụng cho tấm panel pin năng lượng mặt trời" mã số: UDPTCN 03/20-22 do Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện có ý nghĩa khoa học, có tính ứng dụng, thực tiễn cao và được Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ đánh giá “Xuất sắc”.
Nhằm mục tiêu nghiên cứu làm chủ khoa học công nghệ trong lĩnh vực quang điện - điện tử từ phương pháp chế tạo vật liệu MoS2, chế tạo linh kiện, khảo sát tính chất và ứng dụng vật liệu chủ yếu trong lĩnh vực quang điện hóa, quang xúc tác tách H2 từ nước, TS. Nguyễn Tiến Đại và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Kỹ thuật nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện đề tài: "Tổng hợp và nghiên cứu tính chất quang của vi cấu trúc MoS2 (2D, 0D) nhằm ứng dụng trong quang xúc tác”, mã số đề tài là GUST.STS.ĐT2020-HH10.
Trước 1 2 3 4 [5] 6 7 8 9 10 Tiếp




Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->