Môi trường

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là “sát thủ” môi trường lớn nhất toàn cầu và là thủ phạm cướp đi sinh mạng của hơn 7 triệu người trên thế giới năm 2012. Trước thực trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, nhiều giải pháp ứng phó đã ra đời với khả năng ứng dụng thực tiễn rất cao.
Việt Nam hiện phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong quản lý chất thải chăn nuôi. Có khoảng 55% trang trại nuôi lợn trên cả nước tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Tạo ra nước từ không khí loãng nghe có vẻ không khả thi, nhưng các chuyên gia tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã làm được điều đó. Phát minh của họ là một màng lưới đặc biệt có khả năng trưng thu nước từ sương mù ban mai, nhằm cung cấp nước uống cho vùng sâu, vùng xa.
Các chuyên gia Mỹ đang nghĩ cách tận dụng mạng lưới thẻ kết nối qua vệ tinh được gắn trên nhiều loài cá lớn ở Vịnh Mexico để đo nhiệt độ biển khơi và từ đó đoán được độ mạnh yếu của một cơn bão.
Một loại poster giúp lọc sạch không khí vừa được phát triển bởi nhóm nghiên cứu Đại học Sheffield, theo ước tính mỗi ngày poster này có thể giúp làm sạch một lượng khí thải của 20 ô tô.
Honda FCX Clarity là dòng xe được sản xuất đại trà đầu tiên trên thế giới sử dụng khí nén hidro để vận hành thay vì gas – bên cạnh đó để cải tiến dòng xe trở nên thân thiện môi trường, hãng Honda đề xuất khai thác các tế bào năng lượng hidro để đóng chai thành nước tinh khiết mà con người có thể dùng được.
Chất thải hữu cơ ở các khu vực ao hồ, chuồng trại chăn nuôi là tác nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các địa phương. Để góp phần “đẩy lùi” ô nhiễm, các nhà khoa học của Viện Công nghệ môi trường đã nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học Sagi Bio.
Bằng việc chiết xuất chitin từ các loài giáp xác, các nhà nghiên cứu đã tạo ra được “shrilk”- một loại nhựa có thể phân hủy sau 2 tuần sử dụng, được dùng để làm túi chứa đồ và tận dụng để bón phân cho cây khi chúng bị phân hủy.
Tràn dầu trên biển là sự cố gây ô nhiễm môi trường. Chất thải từ nông nghiệp, lâm nghiệp cũng là điều làm các nhà khoa học môi trường quan tâm, giải pháp là dùng chất thải này khắc chế chất thải kia.
Một nhóm nghiên cứu thuộc Phòng Nghiên cứu năng lượng và môi trường (trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) đã cho ra đời hệ thống xử lý nước thải y tế nhỏ gọn theo công nghệ Plasma.
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->