Cơ khí

Viện Fraunhofer Đức vừa phát triển loại xe chuyên kiểm tra chất lượng đường giao thông bằng laser.
Tại Đại học kỹ thuật Nanyang (NTU), Singapore, các nhà khoa học đã phát triển thành công loại cảm biến hình ảnh mới từ vật liệu graphen, cho phép camera “bắt” sáng nhạy hơn 1.000 lần.
Các nhà nghiên cứu tại ĐH Bách khoa Lausanne (EPFL), Thụy Sĩ, vừa chế tạo thành công một robot có thể di chuyển nhanh nhạy như mèo.
Các nhà khoa học vốn làm công việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa, đang nghiên cứu nơi khô cằn nhất trên trái đất - sa mạc Atacama của Chile.
Xe đạp bay (17/06/2013)
Bộ ba công ty của CH Czech gồm Duratec Bicycles, Technodat và Evektor đã hợp tác phát minh xe đạp điện bay, và nguyên mẫu của nó đã có chuyến bay thử thành công tại một sự kiện triển lãm ở Prague.
Cho đến nay dòng tên lửa lục quân, tấn công các hỏa điểm và chiến xa có tên Tamuz của Israel vẫn còn nằm trong bí mật. Các tài liệu chỉ đưa ra thông tin nó đạt tốc độ 220 mét mỗi giây, mang đầu đạn gắn camera để xác định vị trí của mục tiêu. Tamuz có đầu đạn nổ khá mạnh.
Công ty Phần Lan ZenRobotics vừa cho ra mắt một mẫu robot chuyên tái chế rác mà họ hi vọng có thể giúp giải quyết vấn đề rác thải ngày càng gia tăng trên toàn cầu.
Công ty Thinker Thing Chi Lê đã công bố các vật thể 3D đầu tiên đã được tạo thành từ sóng não, công nghệ đã tiến một bước quan trọng đến việc sử dụng máy móc để tạo ra các vật thể bằng cách suy nghĩ về chúng.
Từ năm 2009, nhóm nghiên cứu trẻ tại Viện Cơ khí Đại học Bách khoa Hà Nội do TS. Phạm Hồng Phúc đứng đầu, đã đi sâu nghiên cứu phát triển các hệ thống vận chuyển micro, các hệ thống micro trên chip phục vụ cho các thí nghiệm của ngành y sinh và nghiên cứu vật liệu mới.
Tiềm năng lớn nhất của các dòng hải lưu đó là chúng xuất hiện ở tất cả các lục địa trên trái đất, chúng chảy không ngừng. đó là những gì làm cho nguồn năng lượng từ hải lưu khác với các loại năng lượng từ gió, mặt trời, thủy triều hoặc sóng vì chúng mang tính chu kỳ, nghĩa là hoạt động sản xuất năng lượng của chúng sẽ bị gián đoạn.
Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->