Phát triển xanh

Công ty xây dựng Shimizu của Nhật Bản đã phát triển thành công thiết bị sử dụng rác làm nhiên liệu phát điện tại nhà để hướng tới cung cấp cho các tòa nhà văn phòng.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng những phần mà con người không sử dụng trong quả dừa và xoài có thể tạo ra một lượng điện lớn cho các cộng đồng nông thôn ở Nam Á và Đông Nam Á.
Cánh bướm trước nay vẫn được xếp vào nhóm các vật liệu mỏng manh nhất trong tự nhiên. Mặc dù vậy, mới đây các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng cánh của loài côn trùng này có khả năng giúp tăng năng suất quá trình sản xuất Hydro - một loại nhiên liệu xanh - từ ánh nắng Mặt trời và nước.
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm diesel sinh học từ sinh khối vi tảo biển, theo Đề án phát triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 của Bộ Công Thương.
“Năng lượng tái tạo đã và đang được khai thác và sử dụng trong thực tế hiện nay như: thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng khi sinh học,… Về năng lượng gió, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển nhất tại khu vực Đông Nam Á”.
Lục địa đen hiện đang là khu vực có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, trong đó điều kiện tự nhiên ở khu vực Bắc Phi rất thuận lợi cho phát triển phong điện, khu vực cận Sahara và vành đai Sahara có nhiều ưu thế để phát triển quang điện mặt trời, Trung Phi phát triển năng lượng sinh khối, và khu vực châu Phi xích đạo có thể tập trung phát triển thủy điện – đây là nhận định được đưa ra trong bản báo cáo mới công bố mang tên “Các nguồn năng lượng tái tạo ở châu Phi” do Trung tâm Nghiên cứu Chung thuộc Ủy ban Châu Âu (EC) thực hiện.
Các nhà nghiên cứu Mỹ và Anh vừa hoàn tất việc xác lập bản đồ gene của cây cỏ chè vè, một loại cây trồng hứa hẹn mang lại nguồn năng lượng sinh học cần thiết phục vụ các nhu cầu của con người.
Tăng trưởng nhanh trong môi trường nước mặn tự nhiên và chứa hàm lượng đường cao là hai ưu điểm nổi trội giúp tảo biển trở thành nguyên liệu đầy tiềm năng cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học và hóa chất tái tạo.
Một loại nhiên liệu giống như dầu được làm từ công nghệ lá nhân tạo hứa hẹn trở thành một trong nhưng nguồn chất đốt chính, các chuyên gia Anh vừa cho biết.
CHIP House (Compact Hyper-Insulated Prototype) - dự án được phát triển bởi hơn 100 sinh viên cùng sự hợp tác của hai công ty Caltech và SCI-Arc, mục đích của họ là tạo ra một ngôi nhà có mức năng lượng bằng không, tức là không nhận bất kỳ một nguồn năng lượng nhân tạo nào từ bên ngoài.
Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->