Ứng dụng

Cảm biến siêu nhạy do các nhà khoa học của ĐH Quốc gia TP. HCM nghiên cứu và phát triển được ứng dụng để phát hiện nồng độ glucose trong máu. Sản phẩm không chỉ có kích thước nhỏ gọn, cơ chế đơn giản mà còn có độ nhạy và độ chính xác cao.
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quang phổ đã tạo ra một công cụ tốt hơn để đo ánh sáng. Tiến bộ này có thể cải thiện mọi thứ, từ camera điện thoại thông minh đến giám sát môi trường.
Các thiết bị xử lý dựa trên ánh sáng phân cực chạy nhanh hơn một triệu lần so với công nghệ hiện tại. Cổng logic là các khối xây dựng cơ bản của bộ xử lý máy tính. Cổng logic thông thường là điện tử, hoạt động bằng cách xáo trộn xung quanh các điện tử.
Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân của Mỹ (NRL) truyền thành công 1,6 kW điện qua khoảng cách một kilomet bằng chùm vi sóng từ cơ sở ở Maryland.
Một kỹ sư người Anh thiết kế mẫu xe điện mới có thể làm sạch không khí ô nhiễm nhờ thiết bị lọc ở đầu xe.
Bạn sẽ biết việc nắm và giữ các đồ vật bằng dụng cụ gắp rô-bốt khó khăn như thế nào nếu bạn đã từng chơi trò vuốt tại máy trò chơi điện tử. Hãy tưởng tượng trò chơi đó sẽ căng thẳng hơn thế nào nếu bạn đang cố lấy một mảnh san hô mỏng manh đang bị đe dọa tuyệt chủng hoặc kho báu quý giá từ một con tàu bị chìm thay vì những con thú nhồi bông mềm.
Máy cày không người lái và những công cụ tự động làm cỏ, bón phân là những cải tiến mới nhất sẵn sàng hỗ trợ nông dân giải quyết tình trạng thiếu lao động, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, đồng thời tăng năng suất lao động.
Nền móng turbine gió ngoài khơi sâu nhất thế giới được lắp đặt cách vùng ven biển Scotland chỉ 27 km.
Máy bay Cento có sức chở 45 kg với phạm vi hoạt động lên tới 1.000 km nhờ sử dụng hệ thống truyền động hybrid bền bỉ.
Nhóm nghiên cứu Thụy Điển - Thụy Sĩ phát triển cánh robot phủ lông vũ dùng để nghiên cứu cách chim bay, từ đó chế tạo drone vỗ cánh.

Video

Công nghiệp  
 
Robot dòng DOBOT M1 PRO
DOBOT M1 Pro là robot phát hiện va chạm thông minh thế hệ thứ hai với phần mềm vận hành và thuật toán động tích hợp sẵn. Nó lý tưởng cho các nhu cầu công nghiệp đòi hỏi hoạt động tốc độ cao. Thiết kế đơn giản, khả năng phát hiện va chạm, học tập hướng dẫn bằng tay làm cho M1 Pro trở nên thông minh và dễ quản lý.


 
Nông nghiệp  
 
Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ (Giai đoạn 2)
Nhờ thành công từ nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do ThS. Trần Đức Vượng dẫn đầu đã phát triển các giống bạch đàn lai biến đổi gen với chiều dài sợi gỗ tăng lên đáng kể. Giai đoạn đầu của dự án (2011-2014) đã được nghiệm thu vào năm 2015 và được tiếp nối bằng giai đoạn hai từ 2017 đến 2020. Mục tiêu chính của nghiên cứu là làm chủ công nghệ chuyển gen trên cây bạch đàn và tạo ra các giống bạch đàn lai có chiều dài sợi gỗ tăng 10% so với đối chứng.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->