Giải pháp

Một công ty ở San Francisco vừa chế tạo ra hệ thống hộp kín nhỏ gồm 6 tấm pin mặt trời có thể cung cấp đủ điện năng để làm lạnh đồ uống và thực phẩm.
Từ lâu, năng lượng mặt trời đã được sử dụng như sự lựa chọn thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch như than đá và dầu mỏ, nhưng chỉ được khai thác vào ban ngày khi những tia nắng mặt trời mạnh nhất. Giờ đây, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học North Carolina, Hoa Kỳ đã chế tạo được một hệ thống biến đổi năng lượng mặt trời không phải thành điện, mà thành nhiên liệu hydro và tích trữ để sử dụng về sau, cho phép cấp năng lượng cho các thiết bị sau khi Mặt trời lặn.
Cây phát sáng (15/01/2014)
Lấy ý tưởng từ đom đóm, các nhà khoa học đã lần đầu tạo ra được thực vật có khả năng phát sáng trong bóng tối.
Các thiết bị di động trong tương lai có thể được cung cấp năng lượng nhờ các cối xay gió với kích thước chỉ bằng 1/10 hạt thóc.
Chi phí về năng lượng ngày càng tăng nên một công ty ở Mỹ mở chiến dịch Kickstater để cho ra đời quả bóng đá có thể biến động năng thành điện năng, lưu lại rồi dùng để sạc pin cho một số thiết bị nhỏ. Chủ dự án quả bóng năng lượng là Uncharted Play, ở New York. Mục tiêu ban đầu là vận động 75.000 USD nhưng khi kết thúc nhóm thực hiện thu được 92.296 USD.
Hãng xe Ford vừa công bố một ý tưởng cho xe tự điều khiển, giúp loại xe này có thể tự chọn hướng tốt nhất để khai thác năng lượng mặt trời, góp phần tăng hiệu quả của các loại xe động cơ điện.
Phần lớn lượng thông tin hiện đại trên thế giới được truyền tải qua khoảng cách lớn đều dưới dạng ánh sáng laser hồng ngoại. Bởi vậy, các thiết bị đầu cuối có một thiết bị gọi là bộ tách sóng quang học để chuyển tín hiệu quang học thành tín hiệu điện. Bộ tách sóng quang học graphen được tích hợp vào chip CMOS silicon có thể tăng tốc độ xử lý lên hàng ngàn lần, kích thước cực nhỏ lại có thể tiết kiệm điện năng triệt để. Bởi vậy, thế giới đã đưa ra dự báo một kỉ nguyên quang điện tử mới có tên “graphen”.
Các nhà khoa học Mỹ mới đây giới thiệu kỹ thuật chế biến dầu thô sinh học từ tảo trong vòng 60 phút, nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí đáng kể.
Ngày 17-12, tại Đà Nẵng, Văn phòng đại diện thành phố Đà Nẵng tại Nhật Bản tổ chức cuộc họp “Nghiên cứu tiền khả thi dự án tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng các thiết bị quan trắc môi trường đơn giản và thúc đẩy giáo dục môi trường tại thành phố Đà Nẵng”. Thông qua các kết quả khảo sát và khuyến nghị thu được từ việc nghiên cứu, các chuyên gia Nhật Bản mong muốn hỗ trợ Đà Nẵng xây dựng thành phố tiết kiệm năng lượng (TKNL) điển hình.
Là một phần trong khuôn khổ nghiên cứu về chuyển đổi năng lượng ở Đức, dự án "iUrban" có mục đích phát triển đồng thời các mô hình kinh doanh và bảo vệ dữ liệu đối với các mạng lưới năng lượng năng lượng, trong đó có sự gia tăng càng lớn của năng lượng tái tạo. Dự án này tập hợp các nhà khoa học máy tính, kỹ sư, nhà kinh tế và nhà tâm lý học thuộc trường đại học Albert - Ludwigs (Baden-Württemberg, Đức).




Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->