Môi trường

Gần đây, cử tri tỉnh Bình Thuận có ý kiến đề nghị các ngành chức năng có báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các tấm pin năng lượng mặt trời sau khi hết hạn sử dụng có gây ô nhiễm môi trường không và xử lý như thế nào cho nhân dân yên tâm.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1507/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thực thi các quy định Công ước của LHQ về Luật Biển ngày 10/12/1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa đến năm 2025.
Ngày 15/9/2021, Hội đồng điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển (CIC-MAB) lần thứ 33 họp tại Nigeria đã công nhận 02 khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới mới của Việt Nam là khu DTSQ Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận và khu DTSQ Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ hai về số khu DTSQ trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến thẩm tra của Bộ Tư pháp về dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, có hiệu lực từ 1/1/2022. Mục tiêu cao nhất là cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần nghiên cứu bổ sung, rà soát lại các chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới liên quan đến môi trường; thảm họa môi trường; biến đổi khí hậu; dịch bệnh; các nhóm yếu thế trong xã hội; tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và ứng dụng khoa học công nghệ; đô thị hóa; phát triển khu vực tư nhân…
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định số 2150/QĐ-UBND, thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và các lĩnh vực có liên quan với các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh.
Nếu bỗng một ngày bạn nhìn thấy một cây nấm bỗng phát sáng trong đêm thì đừng ngỡ là mình bị ảo giác nhé, vì nó có thật đấy! Theo các nhà khoa học, có khoảng 85.000 loài nấm tồn tại trong thế giới tự nhiên, nhưng chỉ 65 loài trong số này được cho là có thể phát quang sinh học.
Các kỹ sư tại Đại học Lancaster dẫn đầu nghiên cứu khám phá cách tạo ra chất phụ gia nhiên liệu sinh học có thể tái tạo, sử dụng bức xạ nguồn gốc từ chất thải hạt nhân.
Ngày 07/9, tại Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), số 10 Tôn Thất Thuyết, thành phố Hà Nội, Tổng cục Môi trường đã tổ chức Hội thảo “Cải thiện chất lượng không khí: Cập nhật nghiên cứu và giải pháp ở Viêt Nam" nhằm đánh giá hiện trạng và nghiên cứu các giải pháp nhằm quản lý chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam.
Hệ sinh thái trên trái đất - nền tảng của sự sống, đang bị suy thoái trầm trọng. Do đó, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các nước từ năm 2021 đến năm 2030 hãy phục hồi các hệ sinh thái (HST) để chống lại khủng hoảng khí hậu, ngăn chặn đại dịch và tăng cường an ninh lương thực, cung cấp nước... Đây cũng là cách mà con người đang tự bảo vệ mình khỏi những thảm họa trong tương lai.
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->