Khu vực nước cạn ven bờ biển đang trở thành “nước mặn” độc hại
Nghiên cứu mới của Đại học Adelaide cho thấy, do tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động của con người, các khu vực cạn ven biển đang ngày càng trở nên mặn hơn.

Sinh vật

Chao (đậu hũ lên men) một trong những sản phẩm lên men truyền thống của Việt Nam và một số quốc gia châu Á. Quá trình ủ mốc chao là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát ảnh hưởng của mật độ chủng mốc A. elegans (104; 106 và 108 cfu/ml) và thời gian ủ mốc (18, 24, 30, và 36 giờ). Mục tiêu là đánh giá chất lượng khối đậu hũ sau quá trình ủ (pehtze tím) từ đậu hũ bổ sung khoai lang tím ban đầu. Chất lượng được đánh giá thông qua sự thay đổi hàm lượng các chất chống oxy hóa gồm polyphenol tổng, flavonoid tổng, anthocyanin, khả năng trung hòa gốc tự do DPPH và ABTS.
Xuyên tâm thảo (Canscora lucidissima (H.Lév. & Vaniot) Hand.-Mazz) được phát hiện phân bố tại một số quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Lào, Trung Quốc. Ở Việt Nam, Xuyên tâm thảo được tìm thấy tại một số tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tại Trung Quốc và Ấn Độ, dược liệu này dược sử dụng để điều trị một số bệnh liên quan đến tim mạch với thành phần hoá học đã được công bố gồm có xanthone, iridoid và terpenoid.
Tinh dầu từ lá, quả và hạt của loài Giổi găng (Paramichelia baillonii), lấy mẫu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Điện Biên, đã được chiết xuất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có hồi lưu. Hàm lượng tinh dầu từ lá, quả và hạt của Giổi găng (P. baillonii) lần lượt là 0,04%, 0,02%, và 0,13% (theo nguyên liệu khô không khí). Bằng phương pháp sắc ký khối phổ (GC/MSD) đã xác định được 61 cấu tử từ tinh dầu lá Giổi găng (P. baillonii) chiếm 97,22% tổng lượng tinh dầu.
Hiện vẫn chưa rõ vi khuẩn này đã tiến hóa từ một mẫu vi khuẩn khác sau khi lên không gian, hay đã mang sẵn đột biến từ Trái Đất và phát triển mạnh trong điều kiện đặc biệt của trạm Tiangong.
Các mẫu tăm bông từ trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc cho thấy dấu vết của một loại vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái Đất.
Một nghiên cứu do Đại học McGill dẫn dắt cảnh báo, hàng triệu ki-lô-mét sông trên khắp thế giới đang ô nhiễm kháng sinh ở mức đủ cao để thúc đẩy kháng thuốc và gây hại cho sinh vật dưới nước. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng mỗi năm, khoảng 8.500 tấn thuốc kháng sinh - gần một phần ba lượng con người tiêu thụ trong năm - cuối cùng sẽ thải vào hệ thống sông ngòi trên toàn thế giới, ngay cả sau khi đã đi qua hệ thống xử lý nước thải.
Giun nhiều tơ - nguồn thức ăn tươi sống giàu dinh dưỡng để nuôi vỗ tôm biển bố mẹ - đang bị khai thác quá mức tại Cà Mau.
Căn bệnh này ảnh hưởng đến gần một phần ba người lớn và phương pháp điều trị còn hạn chế.
Hiện nay, việc duy trì khả năng sống sót của probiotic trong quá trình bảo quản và vận chuyển qua hệ tiêu hóa vẫn là một thách thức. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá đặc tính probitotic và nâng cao khả năng sống sót của vi khuẩn Lactobacillus acidophilus CP1 bằng kỹ thuật vi bao. Chủng L. acidophilus CP1 có khả năng sinh trưởng và phát triển ở pH 3,0, chống chịu với 4 mM H2O2 và sinh tổng hợp protease.
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây thiệt hại lớn đến năng suất cũng như chất lượng trái ớt sau thu hoạch. Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoạt tính ức chế nấm Colletotrichum sp. của một số loại dịch trích từ thực vật.
Trước 1 [2] 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->