Môi trường

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả.
Dựa trên sự kết hợp giữa nhựa polyetylen tỉ trọng thấp cùng một số loại tinh bột và hóa chất, các nhà nghiên cứu Viện Hóa học Công nghiệp đã chế tạo, ứng dụng thành công vật liệu polyme tự phân hủy, còn gọi là vật liệu polyme phân hủy sinh học. Loại vật liệu này, nếu được ứng dụng sẽ có ý nghĩa xã hội rất lớn trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường, kích thích sinh trưởng của cây, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng và độ tơi xốp của đất.
Sau 17 năm nghiên cứu, chuyên gia Jakki Dehn đã khai trương Rematerialise, một "thư viện" vật liệu thân thiện môi trường sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng.
Biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến khu vực Đông Nam Á và riêng trong năm 2010, thiệt hại về kinh tế do tình trạng này gây ra chiếm tới 6,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực.
Tại hội thảo “Đa dạng thành phần loài cá ở lưu vực sông Mekong và Chao Phraya", tổ chức tại Đại học Cần Thơ ngày 24/2, Quỹ Môi trường thiên nhiên Nhật Bản (Nagao) lần đầu tiên công bố tìm thấy 540 loài cá sống trên lưu vực sông Mekong.
Philippines đã được ghi danh vào sách kỷ lục thế giới Guinness sau khi các nhà hoạt động môi trường ở nước này lập kỳ tích về số lượng cây xanh được trồng trong thời gian ngắn nhất. Đây là một trong những nỗ lực nhằm khởi động chương trình "tái phủ xanh rừng" lớn nước này.
Do không còn chỗ cho chim sếu đầu đỏ ngủ qua đêm, mùa khô năm nay tại vùng đồng cỏ năng rộng lớn thuộc ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương, Kiên Giang tuyệt nhiên không có bóng dáng đàn sếu đầu đỏ trở lại tìm mồi.
Giới chức Peru ngày 23/2 cho biết, sông băng trên núi Huaytapallana ở nước này đã bị tan chảy và diện tích giảm xuống còn một nửa (5 km2) chỉ trong vòng 23 năm.
Giờ đây các nhà khoa học Nhật Bản có thể giúp bạn biến những chiếc túi nhựa đựng thực phẩm, chai và nắp thành nhiên liệu để sưởi ấm ngay tại gia đình.
Chiều 22/2, tại thành phố Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR), Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long: Sự thích ứng của hệ thống canh tác trên nền lúa”.
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->