Vệ tinh

Đến ngày 4/12/2013 là tròn 3 tháng hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 được bàn giao toàn bộ cho phía Việt Nam. Sau 3 tháng hoạt động có thể khẳng định chúng ta đã làm chủ được hệ thống. Đội ngũ các kỹ sư vận hành tại Trung tâm Điều khiển và Khai thác vệ tinh nhỏ (TTĐKKTVTN), Viện Công nghệ Vũ trụ, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam kết hợp với Trạm thu ảnh Viễn thám, Cục Viễn thám, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn toàn chủ động trong việc vận hành hệ thống bao gồm điều khiển, đặt lịch làm việc cho vệ tinh, thu nhận và xử lý các sản phẩm ảnh cũng như xử lý an toàn các sự cố của hệ thống.
Theo giới chức Ấn Độ, ngày 1/12, tàu vũ trụ không người lái của nước này mang tên "Mars Orbiter," hay còn gọi là “Mangalyaan,” đã rời quỹ đạo Trái Đất, bắt đầu hành trình đến Sao Hỏa kéo dài 300 ngày.
Châu Âu đã triển khai sứ mệnh mới nhằm khám phá bí ẩn về từ trường trái đất, và tìm hiểu tại sao lớp lá chắn bảo vệ địa cầu dường như đang yếu dần đi.
Ngày 22/11, Cơ quan vũ trụ Nga thông báo đã tiến hành phóng tên lửa đẩy vũ trụ Dnepr được cải tiến từ tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM PS-20, vốn được NATO định danh là SS-18 Satan. Tên lửa Dnepr mang theo 23 vệ tinh vào quỹ đạo.
Mỹ đã phóng tên lửa mang theo 29 vệ tinh nhân tạo có kích thước nhỏ với nhiều tính năng khác nhau lên vũ trụ, lập kỷ lục phóng vệ tinh lớn nhất cho đến nay.
Các nhà khoa học từ Cơ quan Hàng không - vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố dữ liệu rõ nhất từ vệ tinh cho thấy nạn phá rừng, cháy rừng, những cơn bão cùng sự tác động vào môi trường của côn trùng trên toàn cầu.
Các nhà khoa học Anh ngày 20/11 công bố nghiên cứu cho biết thiên thạch từ Sao Hỏa được phát hiện ở sa mạc Sahara châu Phi năm 2012 là thiên thạch cổ nhất từ trước tới nay, có niên đại khoảng 4,4 tỷ năm.
Tin mới nhất từ Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ngày 20/11 cho biết, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon do các nhà khoa học trẻ của đơn vị này phát triển đã phát tín hiệu đầu tiên về mặt đất.
Ngày 18/11, NASA đã phóng tàu thăm dò vũ trụ không người lái MAVEN lên quỹ đạo sao Hỏa để nghiên cứu nguyên nhân khiến bầu khí quyển của hành tinh Đỏ trở nên quá lạnh và mỏng, không thể giữ nước tồn tại ở dạng lỏng.
Điều gì đã xảy ra đối với nước trên sao Hỏa? Tại sao bầu khí quyển của hành tinh đỏ mỏng đi theo thời gian? Con tàu thăm dò Maven của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến rời bệ phóng ngày 18.11 sẽ giải mã những bí ẩn trên.







© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->